Châu Âu có đồng tiền mệnh giá 50 euro mới Ngày 16/3, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã ra mắt tờ tiền giấy mệnh giá 50 euro mới nhằm ngăn chặn nạn tiền giả và khẳng định sự ủng hộ đối với việc sử dụng tiền mặt.... 10:23 | 17/03/2017
Châu Âu vẫn bất đồng về giải quyết khủng hoảng Châu Âu vẫn chưa nhất trí được giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ ở Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone), nhất là giữa các nhà lãnh đạo Đức và Pháp, hai đầu tàu kinh tế khu vực.Tân Hoa xã ngày 13-6 dẫn lời Tổng thống Pháp P.Ô-lăng-đơ nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy tăng trưởng để phục hồi nền kinh tế châu Âu đang trì trệ và tiến hành đồng thời việc cải thiện tăng trưởng và kiểm soát thâm hụt ngân sách để đáp ứng các mục tiêu tài chính khu vực. Trong khi đó, Thủ tướng Đức A.Méc-ken lại cho rằng, châu Âu cần vượt qua khủng hoảng nợ nhờ đẩy mạnh cải cách cơ cấu và từ bỏ cách chi tiêu quá giới hạn. Cuộc họp cấp cao Hội đồng châu Âu cuối tháng này sẽ thảo luận ngân sách EU giai đoạn 2014-2020, các biện pháp phục hồi kinh tế châu Âu, trong đó có các giải pháp kích thích tăng trưởng, cải cách cơ cấu và tạo việc làm...* Hãng xếp hạng tín dụng quốc tế Moodyếs ngày 12-6 đã hạ bậc tín nhiệm của hai ngân hàng CH Síp trong bối cảnh...... 09:25 | 14/06/2012
Châu Âu: Chán "nhà chung", vẫn muốn giữ tiền chung việc giảm sự ủng hộ hội nhập không đồng nghĩa với việc xoá bỏ đồng tiền chung euro. -Việc ủng hộ sự hội nhập của châu Âu đã giảm mạnh trên khắp Liên hiệp châu Âu (EU) kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ công bắt đầu, song có rất ít người dân châu Âu muốn từ bỏ đồng euro.Đây là kết quả khảo sát vừa được công bố hôm thứ ba tuần này bởi Trung tâm nghiên cứu Pew có trụ sở tại Washington-Mỹ.Bản báo cáo từ cuộc khảo sát cho thấy ngày càng có nhiều người dân ở các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Cộng hoà Séc, Ba Lan và Hy Lạp cho rằng quá trình hội nhập đang làm yếu đi các nền kinh tế của họ. Người dân tại các quốc gia này cũng đặt câu hỏi liệu trở thành thành viên của EU có phải là một điều tốt hay không.Chỉ có tại Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là nhà tài trợ lớn nhất cho các chương trình cứu trợ các quốc gia nợ nần Ireland, Hy Lạp và Bồ Đào Nha, là vẫn còn nguyên thiện cảm với...... 08:50 | 01/06/2012
Diễn đàn Kinh tế quốc tế khu vực châu Mỹ Từ ngày 11 đến 14/6, tại Trung tâm Hội nghị Montreal, thành phố Montreal (Canada) sẽ diễn ra Diễn đàn Kinh tế quốc tế khu vực châu Mỹ lần thứ 18. Đây là một hoạt động được tổ chức thường niên, chủ yếu tại các nước Bắc Mỹ. Tại Diễn đàn lần này, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận 4 vấn đề chủ yếu về: Tài chính và kinh tế, năng lượng và tài nguyên, thương mại quốc tế, đổi mới và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, Diễn đàn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các Hiệp định kinh tế thương mại đầu tư, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.Tham dự và diễn thuyết tại Diễn đàn là quan chức chính phủ cấp cao, trong đó có nhiều người nguyên là nguyên thủ quốc gia nhiều nước châu Mỹ, Liên minh châu Âu và Tây Á, các tập đoàn kinh doanh quốc tế và doanh nhân lớn uy tín trên thế giới, học giả và nhà nghiên cứu, giáo sư các cơ quan năng lượng, trường đại học, viện nghiên cứu danh tiếng các nước Bắc Mỹ và nhiều quốc gia...... 10:56 | 25/05/2012
Bài toán đầu tư cho đổi mới tại châu Âu Đổi mới đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức năng động, có sức cạnh tranh cao ở mọi quốc gia trên thế giới. Châu Âu đang hướng tới mục tiêu này, song vẫn tồn tại vấn đề về đầu tư cho đổi mới nếu nhìn vào tỷ lệ xin cấp chứng nhận ứng dụng sáng chế ở Hy Lạp hay Bồ Đào Nha năm 2010: Chưa đến tám đơn trên một triệu dân.Theo Cơ quan Chứng nhận sáng chế châu Âu (EPO), với quy mô dân số lớn gấp tám lần Hy Lạp và Bồ Đào Nha, tỷ lệ xin cấp bằng sáng chế ở Đức là 335 đơn trên một triệu dân. Ở CH Séc, nước có số dân tương đương Hy Lạp, con số này là 16 đơn, trong khi Ai-len, với số dân ít hơn cả, lại có tới 112 đơn. Hiện, Hy Lạp chỉ đầu tư 0,6% GDP cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), tương đương năm 1999. Đầu tư cho R&D của Bồ Đào Nha năm 2009 đạt 1,66% GDP, so với 0,69% mười năm trước, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trung...... 09:57 | 18/02/2012
Mỹ sẽ rút hơn 11 nghìn quân khỏi châu Âu Ngày 16-2, các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, Mỹ sẽ rút hơn 11 nghìn binh lính tại châu Âu cho tới năm 2017. Các đơn vị nằm trong kế hoạch rút quân bao gồm, hai lữ đoàn bộ binh tại Đức là Lữ đoàn Bộ binh 170 và Lữ đoàn Bộ binh 172. Hai lữ đoàn này sẽ rời khỏi lãnh thổ châu Âu trong hai năm tới.Ngoài ra, Lầu năm góc cũng công bố rút hai phi đội máy bay tại Đức và Italy.Tại một cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Đức Thomas de Maiziere, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết: “Mặc dù có những sự thay đổi nhưng hơn 40 nghìn lính Mỹ vẫn đồn trú tại Đức với những trang thiết bị hiện đại nhất”.Trong khi đó, Thư ký báo chí Lầu năm góc George Little nhấn mạnh, “việc cắt giảm binh lính tại châu Âu không có nghĩa là Mỹ giảm mối quan tâm của mình tại châu Âu”.Hiện có khoảng 80 nghìn người phục vụ trong quân đội Mỹ được triển khai trên toàn châu Âu.Việc cắt giảm lực lượng binh lính Mỹ tại châu Âu được...... 17:00 | 17/02/2012
Giá rét ở châu Âu làm hơn 600 người chết Dòng sông Xa-ô-nê ở TP Li-ông, miền nam nước Pháp bị đóng băng. Ảnh ROI-TƠ Đợt giá rét bất thường kéo dài hơn nửa tháng qua tại châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Tính đến nay, số người chết do giá rét ở châu Âu đã lên tới hơn 600 người và con số này có thể còn tăng, do giá rét được dự báo sẽ còn kéo dài đến đầu tháng 3 tới.Các nhà khí tượng học cho rằng hiện tượng giá rét bất thường này là do sự phân bổ luồng gió theo truyền thống bị rối loạn và do tương quan giữa các vùng áp suất cao và thấp tại nửa bắc bán cầu. Trong những ngày gần đây, tình hình giá rét càng trở nên nghiêm trọng ở nhiều nước Đông Âu thuộc khu vực Ban-căng và A-pen-nin, những nơi lại có tuyết rơi dày. Giá lạnh bất thường cũng bao trùm khu vực châu Âu của Nga. Hôm qua (13-2), nhiệt độ ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Nga giảm xuống mức âm 30oC, gần bằng mức lạnh kỷ lục cách đây 82 năm là âm...... 09:16 | 14/02/2012
Châu Âu tìm lối thoát khỏi "cơn lũ" nợ công Hội nghị cấp cao đầu tiên năm 2012 của Liên hiệp châu Âu (EU) đã diễn ra vỏn vẹn hơn bảy giờ tại Thủ đô Brúc-xen, trong "vòng vây" của một cuộc tổng đình công quy mô lớn nhất ở Bỉ kể từ năm 1993. Dù có chủ đề về tăng trưởng và tạo việc làm, nhưng trọng tâm của hội nghị vẫn là tìm lối thoát cho EU khỏi cơn lũ nợ công và vực dậy nền kinh tế châu Âu đang khủng hoảng nghiêm trọng.Hội nghị đã ra Tuyên bố chung, trong đó cam kết thực hiện ba lĩnh vực ưu tiên trong thời gian tới là: khuyến khích tạo thêm việc làm, nhất là cho giới trẻ; thành lập thị trường chung duy nhất ở châu Âu; thúc đẩy đầu tư tài chính vào các nền kinh tế, nhất là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) H.Ba-rô-xô đánh giá cao kết quả của hội nghị, nhất là cam kết của các nhà lãnh đạo EU và các nước thành viên về vấn đề tăng trưởng và tạo việc làm; coi đây là một bước đi quan trọng đối với...... 10:26 | 01/02/2012
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ bắt đầu thăm châu Âu Theo Tân Hoa xã, ngày 3-12, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ H.Clin-tơn đã tới CH Séc, nước đầu tiên trong chuyến thăm bốn nước châu Âu kéo dài năm ngày. Đây là chuyến thăm châu Âu lần thứ 38 và có thể là lần cuối của bà Clin-tơn trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ.Theo kế hoạch, bà Clin-tơn thăm Bỉ trong hai ngày 4 và 5-12, dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao NATO và đồng chủ trì cuộc họp Hội đồng Năng lượng Mỹ - Liên hiệp châu Âu (EU) lần thứ tư. Tại Brúc-xen, bà Clin-tơn sẽ có cuộc hội đàm với người đồng cấp Pa-ki-xtan H.Kha đang thăm Bỉ. Tại Hội nghị NATO, bà Clin-tơn và Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên liên minh thảo luận các thách thức an ninh ở khu vực Tây Ban-căng và sứ mệnh của NATO tại Áp-ga-ni-xtan sau năm 2014. Ngày 6-12, bà Clin-tơn sẽ thăm CH Ai-len và dự Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) bàn các biện pháp thúc đẩy hợp tác an ninh Á - Âu. Điểm đến cuối cùng trong chuyến thăm châu Âu của...... 14:19 | 04/12/2012
Nỗ lực đối phó khủng hoảng nợ ở châu Âu Theo Tân Hoa xã, Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma có cuộc điện thoại với Thủ tướng I-ta-li-a M.Môn-ti thảo luận tình hình khủng hoảng nợ công ở châu Âu.Ông Ô-ba-ma một lần nữa khẳng định, Mỹ ủng hộ Liên hiệp châu Âu (EU) tiến hành các biện pháp quyết liệt để đối phó khủng hoảng nợ. Cuộc điện thoại của Tổng thống Ô-ba-ma tiếp sau chuyến thăm Đức của Bộ trưởng Tài chính Mỹ T.Ghết-nơ thể hiện mối quan tâm của Oa-sinh-tơn đối với vấn đề nợ công châu Âu, vốn đang ảnh hưởng xấu nền kinh tế toàn cầu.Trong chuyến thăm Pháp và hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà P.Ô-lăng-đơ, Thủ tướng Môn-ti cam kết tiếp tục các chính sách "thắt lưng, buộc bụng" nhằm giảm mức nợ công cao của I-ta-li-a. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tiến hành nhiều biện pháp đối phó vấn đề nợ công ở Eurozone và bảo vệ đồng ơ-rô. Thủ tướng Môn-ti cũng thăm Phần Lan và Tây Ban Nha nhằm trấn an các thị trường về tình hình khó khăn của nền kinh tế I-ta-li-a. Bất chấp các nỗ lực trên, tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone tiếp tục...... 09:57 | 02/08/2012