Chủ động nước tưới cho sản xuất đông xuân LSO-Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Lạng Sơn, thời tiết và lượng mưa trong vụ đông xuân 2013-2014 không có nhiều khác biệt so với vụ trước. Thời tiết ổn định là điều kiện thuận lợi cho sản xuất, nhưng với đặc điểm lượng mưa ít, đảm bảo thủy lợi vẫn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất đông xuân.... 12:40 | 26/11/2013
Chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai Những năm gần đây ở nước ta, thiên tai đã gây nhiều tổn thất nặng nề về người, tài sản, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, tăng cường phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đang là vấn đề cấp bách đối với các cấp, các ngành, từ T.Ư đến địa phương, nhằm bảo vệ tính mạng người dân, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.... 07:21 | 23/05/2013
1.001 chiêu tăng giá của các chủ nhà trọ Sau đợt tăng giá hồi tháng 8, nhiều nhà trọ ở khu vực đường Láng, Trung Tự... (Hà Nội) lại tăng trung bình 200.000 đồng mỗi tháng. Ngoài 'dựa hơi' lạm phát chủ nhà còn đưa ra những lý do bất khả kháng như sửa nhà, thay bồn nước.Từ đầu tháng, chị Nguyễn Thu Hương (một khách thuê phòng trọ tại đường Láng) cho hay, chủ nhà công bố sẽ tăng giá phòng lên 200.000 đồng mỗi tháng. Như vậy, căn hộ rộng chưa đầy 20 m2 lên tới 2 triệu đồng mỗi tháng. Chị Hương nhẩm tính, nhà trọ gồm 8 phòng, mỗi phòng tăng thêm 200.000 đồng, chủ nhà trọ sẽ bỏ túi thêm 1,6 triệu đồng."Nếu tính cả tiền điện và nước thì mỗi tháng giá tiền thuê sẽ lên tới khoảng 3 triệu đồng, bằng một nửa mức lương tôi đang có", chị Hương chia sẻ.Trong cơn bão giá, chủ nhà có 1.001 lý do tăng giá nhà trọ. Ảnh: Hoàng LanKhông chỉ riêng đường Láng, nhiều khu vực quanh trường Đại học Y, Sư Phạm, Bách Khoa... giá nhà trọ cũng đã bắt đầu tăng từ đầu tháng. Tùy địa điểm cũng như chất lượng...... 10:10 | 01/01/2000
1.001 chiêu tăng giá của các chủ nhà trọ Sau đợt tăng giá hồi tháng 8, nhiều nhà trọ ở khu vực đường Láng, Trung Tự... (Hà Nội) lại tăng trung bình 200.000 đồng mỗi tháng. Ngoài 'dựa hơi' lạm phát chủ nhà còn đưa ra những lý do bất khả kháng như sửa nhà, thay bồn nước.Từ đầu tháng, chị Nguyễn Thu Hương (một khách thuê phòng trọ tại đường Láng) cho hay, chủ nhà công bố sẽ tăng giá phòng lên 200.000 đồng mỗi tháng. Như vậy, căn hộ rộng chưa đầy 20 m2 lên tới 2 triệu đồng mỗi tháng. Chị Hương nhẩm tính, nhà trọ gồm 8 phòng, mỗi phòng tăng thêm 200.000 đồng, chủ nhà trọ sẽ bỏ túi thêm 1,6 triệu đồng."Nếu tính cả tiền điện và nước thì mỗi tháng giá tiền thuê sẽ lên tới khoảng 3 triệu đồng, bằng một nửa mức lương tôi đang có", chị Hương chia sẻ.Trong cơn bão giá, chủ nhà có 1.001 lý do tăng giá nhà trọ. Ảnh: Hoàng LanKhông chỉ riêng đường Láng, nhiều khu vực quanh trường Đại học Y, Sư Phạm, Bách Khoa... giá nhà trọ cũng đã bắt đầu tăng từ đầu tháng. Tùy địa điểm cũng như chất lượng...... 10:10 | 01/01/2000
Người mua và chủ đầu tư đều "kẹt vốn" Dự án nhà ở xã hội và dịch vụ tổng hợp Hưng Lộc, TP Vinh (Nghệ An) đã đưa vào sử dụng. Do không tiếp cận được vốn ưu đãi, các dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại Nghệ An phải vay vốn từ ngân hàng thương mại lãi suất cao, nên giá thành căn hộ tăng, dẫn đến cả đối tượng được mua nhà và chủ đầu tư đều ở thế kẹt... Vì vậy, nhà đầu tư chưa mặn mà với loại hình nhà ở dành cho người có thu nhập thấp.Nhiều chính sách ưu đãiTheo báo cáo triển khai các dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp của Sở Xây dựng Nghệ An, hiện nay, trên địa bàn có bảy dự án đăng ký tại khu vực đô thị (đều ở TP Vinh). Trong đó có hai dự án đã hoàn thành, một dự án đang xây dựng và bốn dự án chưa khởi công, với tổng số 698 căn hộ, đáp ứng cho hơn ba nghìn người, tổng diện tích sàn 67.186 m2, với tổng mức đầu tư 461...... 08:29 | 09/05/2012
Bắc Sơn chủ động phòng dịch cúm gia cầm LSO-Trong những năm gần đây, tình hình dịch cúm gia cầm tại huyện Bắc Sơn trong đó có xã Đồng Ý có biểu hiện phức tạp bởi vi rus cúm gia cầm vẫn còn lưu cữu. Hoạt động buôn bán gia cầm giữa các vùng từ Thái Nguyên vận chuyển qua địa bàn Bắc Sơn khó kiểm soát, một số địa bàn trọng điểm còn tiềm ẩn mầm bệnh dẫn tới tình hình dịch bệnh có biểu hiện diễn biến phức tạp. Nhận thức rõ vấn đề, cấp ủy, chính quyền từ huyện tới cơ sở ở Bắc Sơn đã luôn nắm bắt thông tin, có các biện pháp giám sát, tuyên truyền phù hợp, nhằm chủ động phòng dập dịch cúm gia cầm kịp thời, góp phần duy trì, bảo vệ đàn vật nuôi tại địa phương. Phun thuốc tiêu độc khử trùng cho đàn gia súc, gia cầm tại huyện Cao Lộc - Ảnh: Duy HàNgày 5/3/2012, Trạm Thú y huyện Bắc Sơn nhận được báo cáo của Trưởng Thú y xã Đồng Ý về xuất hiện tình hình gà ốm chết với số lượng trên 50 con xảy ra từ ngày 3/3-5/3/2012 tại 2 gia đình...... 09:15 | 02/05/2012
Trồng rừng 2012: Hữu Lũng giữ thế chủ động Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Văn Tý, nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án trồng rừng 661 cũ cho biết: hiện nay chúng tôi vẫn thực hiện gieo tạo cây giống, mặc dù giá thị trường có sự chênh lệch, nhưng chúng tôi cam kết cung cấp đủ giống cho công tác trồng rừng của huyện, đồng thời đến thời điểm này đã phối hợp, giúp đỡ Ban quản lý dự án trồng rừng hỗ trợ sản xuất thiết kế, chuẩn bị hiện trường trồng rừng được trên 260ha, số còn lại sẽ hoàn thành trong thời gian ngắn tới đây, kịp cho nhân dân bước vào chính vụ trồng rừng. Đến thời điểm này, mặc dù chưa bước vào vụ trồng rừng chính, nhưng Hữu Lũng đã trồng mới được hơn 60ha rừng. Trong chỉ tiêu 1.500ha huyện giao, thì gần 700ha có vốn thực hiện từ nguồn trồng cây phân tán và hỗ trợ sản xuất; Công ty thuốc lá Ngân Sơn hỗ trợ trồng khoảng trên 100ha; các công ty lâm nghiệp trên địa bàn dự tính trồng mới khoảng 300ha và dự án đa dạng sinh học thực hiện trên 40ha. Theo thống kê nhanh của Phòng NN&PTNT huyện, thời điểm này nhân dân trên địa bàn đã mua cây giống, chuẩn bị hiện trường trồng rừng được hơn 200ha, dự tính số này sẽ tăng gấp đôi khi bước vào tháng 5, thời điểm chính vụ trồng rừng. Tất cả những chỉ tiêu trồng rừng trên địa bàn huyện Hữu Lũng thời điểm này đã có thể tính toán bằng những con số sát thực. Chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện, Hữu Lũng đang hướng tới thắng lợi của vụ trồng rừng 2012.... 10:15 | 26/04/2012
Lộc Bình: Chủ động "đón đầu" sâu, bệnh hại LSO-Do điều kiện thời tiết phức tạp, vụ xuân ở Lộc Bình chậm tiến độ nửa tháng. Điều này cũng làm cho các loại sâu bệnh gây hại phát sinh chậm hơn so với mọi năm, nhưng diễn biến lại được dự báo là phức tạp hơn. Bước vào vụ sản xuất quan trọng với thời tiết bất thuận và chi phí đầu vào tăng cao, nông dân Lộc Bình đã và đang chủ động theo sát đồng ruộng, theo dõi dự báo của cơ quan chuyên môn, quyết tâm bảo vệ mùa vụ bằng nhiều biện pháp.Nông dân Lộc Bình chăm sóc lúa xuânLão nông Trần Vân Sơn, thôn Nà Kỳ, xã Xuân Mãn đang miệt mài làm cỏ lúa đợt một, thi thoảng lại cúi sát xem xét kỹ càng từng khóm lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ của gia đình mình. Ông phân tích: Vài khóm lúa có dấu hiệu vàng lá và cháy đầu lá, với kinh nghiệm nhiều năm làm nông, tôi đoán đấy là dấu hiệu của khô vằn, đạo ôn. Nói xong, ông lại lẩm nhẩm tính toán, rồi tiếp tục điều tra sự xuất hiện của bướm sâu cuốn lá...... 09:03 | 07/06/2011
Cà Mau chú trọng liên kết kinh tế vùng Trong số các tỉnh Tây Nam Bộ, Cà Mau có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm qua, tỉnh chưa phát huy hiệu quả các lợi thế để tạo bước đột phá đi lên. Gần đây, Cà Mau đã đẩy mạnh liên kết, hợp tác quảng bá hình ảnh của mình để tạo đòn bẩy cho phát triển bền vững.Khơi nguồn nội lựcCà Mau được Chính phủ xác định là một trong bốn tỉnh trọng điểm về phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhiệm vụ trọng tâm của cụm kinh tế này là phát huy cao nhất nguồn nội lực, tiềm năng, lợi thế để tạo mối liên kết chặt chẽ; là 'đầu tàu' trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn của vùng. Nằm trong vùng bán đảo Cà Mau, tỉnh có điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển kinh tế khá toàn diện, nhất là thủy sản, những năm qua, ngành kinh tế thủy sản Cà Mau phát triển khá năng động trên cả các mặt: nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu; hằng năm đóng...... 08:19 | 28/03/2011
Chú trọng phát triển các khu, cụm công nghiệp LSO-Giai đoạn 2006- 2010, khủng hoảng kinh tế đã khiến sức mua trên thị trường giảm mạnh, ảnh hưởng khá lớn đối với nền công nghiệp cả nước nói chung và tại Lạng Sơn nói riêng. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng theo đánh giá của các ngành hữu quan, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong toàn tỉnh giai đoạn 2001- 2010 và giai đoạn 2006- 2010 vẫn có bước tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2001- 2010 đạt bình quân gần 20%; tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng dần từ 6% năm 2001 lên gần 14% năm 2010. Trong đó, giai đoạn 2006- 2010 đạt 6.580 tỉ đồng, tăng bình quân 21,1%/năm và thực hiện trong năm 2010 tăng 1,5 lần so với năm 2006. Đặc biệt, một số khu, cụm công nghiệp là nơi tập trung, là đòn bẩy phát triển công nghiệp trong toàn tỉnh đã bắt đầu hình thành, một số dự án đầu tư được xây dựng xong đã phát huy hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành quy hoạch chi...... 14:44 | 19/03/2011