Những cặp bài trùng "khét tiếng" nhất lịch sử bóng đá Trong bóng đá, có không ít cầu thủ sinh ra chỉ để chơi bóng cùng nhau tạo nên những cặp bài trùng vĩ đại. Hãy thử điểm qua những “cặp đôi trời sinh” nổi tiếng nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.Cole – Yorke: Dường như cả hai đọc được suy nghĩ của nhau, họ chuyền bóng, nhả bóng, ghi bàn…nhịp nhàng tựa như được lập trình sẵn. Cặp tiền đạo của Cole – Yorke đã mang tới nỗi khiếp sợ cho mọi hàng thủ khi họ sát cánh cùng nhau trong màu áo MU (đặc biệt ở mùa giải 1998/99, khi họ giúp MU giành cú ăn ba lịch sử).Cole – Yorke được xem là cặp tiền đạo an ý nhất trong lịch sử Premier LeagueHenry – Bergkamp: Với Bergkamp chơi lùi, Henry coi như có được một nghệ nhân “làm bóng” đẳng cấp số 1 thế giới ở thời điểm đó, cứ như vậy, họ cùng nhau san phẳng và tạo ra những kỷ lục mới mang tên Arsenal. Tiêu biểu đó là chuỗi 49 trận bất bại (từ tháng 5/2003 tới tháng 10/2004).Nesta – Cannavaro: Ở Italia, đơn giản phòng ngự là một nghệ thuật và...... 15:48 | 08/10/2011
Ông chủ của Man City vẫn giàu nhất giới bóng đá Theo kết quả thống kê mới nhất của tạp chí danh tiếng Four Four Two, chủ tịch của “thiếu gia” Man City là Sheikh Mansour đã tiếp tục giữ vững ngôi vị giàu nhất trong giới túc cầu giáo. Tài sản của ông này được cho là vào khoảng 20 tỷ bảng. Kể từ ngày mua lại nửa “Xanh” thành Manchester cho đến nay, vị tỷ phú trẻ tuổi này đã không tiếc tiền chiêu mộ về Eastlands hàng loạt ngôi sao sáng của bóng đá thế giới như Tevez, Robinho, Dzeko, Silva hay Aguero. Sự đầu tư đó đã dần đem lại “quả ngọt” khi Man City bước lên bục cao nhất tại Cúp FA năm ngoái và xuất sắc giành 1 vé dự Champions League. Ông chủ Sheikh Mansour của Man “Xanh” sở hữu khối tài sản lên tới 20 tỷ bảngTổng cộng, Sheikh Mansour đã “bơm” vào Etihad hơn 1 tỷ bảng chỉ trong 3 năm, bao gồm 210 triệu bảng mua lại The Citizens từ tay cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, 360 triệu bảng chi trả lương thưởng và 433 triệu bảng cho thị trường chuyển nhượng. Nhưng chừng đó vẫn chưa là gì...... 09:23 | 06/10/2011
Bầu Kiên, VFF và thói hư tật xấu bóng đá Việt Không hiểu sao câu chuyện của bầu Kiên và VFF những ngày qua, cứ làm tôi nhớ tới những thói hư tật xấu của người Việt được các bậc trí sĩ yêu nước một thời nói tới ở xã hội nửa thực dân phong kiến, nửa đầu thế kỷ 20.1. Nguyễn Văn Huyên trong phần nói về vấn đề nông dân Việt Nam ở Bắc Kỳ năm 1939 viết: “Tầng lớp trên ở nông thôn, các kỳ mục (những người có điển sản hoặc từng có phẩm hàm và chức vụ tập hợp lại làm nên hội đồng kỳ mục, có nhiệm vụ đề ra các chủ trương chung của làng xã.) trong làng, phản đối mọi cuộc cải cách thực sự và sâu sắc. Đây là những người đã trả giá trong hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm để củng cố địa vị xã hội của mình. Họ đã ở tuổi có thể bình thản ngồi xếp bằng trên những manh chiếu trải giữa đình để đánh giá cung cách người ta phục vụ họ ăn uống ra sao. Nếu có ai dám nghĩ đến chuyện thực hiện một cuộc cải cách nào đó thì người ấy...... 14:27 | 13/09/2011
Bóng đá Việt Nam sau Asiad: Lại thêm những bài học Tính đến thời điểm này, cả ĐT bóng đá nữ và ĐT Olympic nam đều đã về nước sau khi thực hiện nhiệm vụ tại Asiad 2010. Tuy nhiên, những thanh âm còn đọng lại từ màn trình diễn ở Quảng Châu rõ ràng vẫn rất đáng để ngẫm… 1. ĐT Olympic nam Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua vòng bảng một kì Asiad. Thoạt nghe, điều này giống như một sự kiện long trời lở đất, đánh dấu một bước tiến dài của nền bóng đá Việt Nam ở sân chơi Châu lục. Thế nhưng, xin nói ngay rằng, hi vọng những nhà làm bóng đá đừng có nhầm tưởng và AQ chính mình như thế. Đúng là chúng ta lần đầu vượt qua vòng bảng. Song cần phải thẳng thắn rằng thành tích đó có được xuất phát từ sự thay đổi thể thức của BTC, chứ không bắt nguồn từ những biến chuyển về chuyên môn của chúng ta. Đây là kì Asiad đầu tiên cho phép lấy tới 16/24 đội vào vòng knock-out, tức là tăng gấp đôi so với phần lớn các kì Asiad trước đây (thậm chí như kì Asiad...... 16:05 | 20/11/2010