Sản lượng lúa năm 2011 có thể đạt mức kỷ lục trên 42 triệu tấn Ảnh minh họa (Nguồn: vinanet.com.vn)Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra ước tính sơ bộ 3 vụ lúa trong năm 2011. Theo đó, tổng diện tích lúa cả năm đạt khoảng trên 7,7 triệu ha, tăng hơn 200 ngàn ha; năng suất ước đạt xấp xỉ 55 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha; tổng sản lượng đạt mức kỷ lục trên 42 triệu tấn, tăng hơn 2 triệu tấn so với sản lượng năm 2010.Trong tháng 9 các địa phương miền Bắc tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ lúa mùa và lúa hè thu. Các địa phương miền Nam tập trung thu hoạch lúa hè thu, thu đông trong điều kiện lũ thượng nguồn về sớm hơn mọi năm, tiếp tục xuống giống lúa mùa. Cụ thể, đến 15/9, cả nước đã gieo cấy lúa mùa đạt 1.662,6 ngàn ha, tăng 1% so với cùng kì năm trước, trong đó các tỉnh miền Bắc kết thúc gieo cấy, đạt diện tích 1.137,2 ngàn ha, bằng 95,4% cùng kỳ, riêng các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng gieo cấy đạt 573,1 ngàn ha, xấp xỉ cùng kỳ. Miền Bắc năm nay gieo cấy lúa...... 08:57 | 28/09/2011
Giá hạt tiêu duy trì ở mức cao và có thể sẽ tiếp tục tăng Ảnh minh họa ( Nguồn: dddn.com.vn)Theo tin từ Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), hiện nay hạt tiêu Việt Nam giá đạt kỷ lục cao chưa từng có trong lịch sử, 140.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng so với tháng trước và gấp đôi so với cùng thời gian này năm ngoái. Theo VPA, sản lượng giảm và lượng hàng tồn từ vụ trước cạn kiệt là nguyên nhân của việc giá tiêu tăng. Bên cạnh đó, giá tiêu tiếp tục với xu hướng tăng do nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng.Dự báo của các nhà phân tích thị trường cho thấy, năm 2011 tổng tiêu thụ hạt tiêu thế giới tăng 5% so với mức 320.000 tấn của năm 2010. Trong khi đó, sản lượng hồ tiêu thế giới sẽ chỉ đạt khoảng 257.000 tấn, ít hơn 33.700 tấn so với sản lượng năm trước và thiếu hụt cung cấp ra thị trường tới 33.000 tấn do các nước sản xuất hồ tiêu chủ chốt bị mất mùa. Như vậy, ngành sản xuất hồ tiêu của Việt Nam đang có lợi thế do năm nay Việt Nam không bị mất mùa, sản lượng tăng nhờ việc trồng với...... 08:50 | 16/09/2011
Tập trung phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở Tây Bắc Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng vừa có văn bản chỉ đạo các tỉnh vùng Tây Bắc cần triển khai những biện pháp để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, thủy sản. Trước hết, cần tập trung cho các sản phẩm có lợi thế như trâu, bò thịt, bò sữa, lợn, gia cầm, thủy đặc sản...Theo đó, các địa phương trong vùng bố trí đủ nhu cầu đất đai cho phát triển chăn nuôi, gồm đất xây dựng chuồng trại, đất trồng cỏ, đất xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn, chế biến,... tạo điều kiện thuận lợi nhất về giao đất, cho thuê đất theo quy định và được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất. Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành các chương trình, đề án phát triển sản phẩm chăn nuôi, hướng dẫn các tỉnh trong vùng Tây Bắc căn cứ điều kiện sinh thái và lợi thế của từng tiểu vùng để xác định cơ cấu vật nuôi phù...... 09:00 | 08/07/2011
Thái Nguyên cần phát huy những tiềm năng, lợi thế thành sức mạnh kinh tế Ngày 16/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh cùng lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Thái Nguyên. Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh biểu dương những nỗ lực của tỉnh Thái Nguyên trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2012, nhất là trong công tác lao động, thương binh, xã hội chăm sóc gia đình người có công. Phó Thủ tướng đã lưu ý lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trong thực hiện nhiệm vụ các tháng cuối năm 2012, cần quan tâm đến việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động. Phó Thủ tướng cho rằng, Thái Nguyên là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế, vì vậy trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh cần đặc biệt chú trọng tới công tác quy hoạch, xây dựng quy hoạch...... 09:05 | 17/07/2012
Cần giải pháp tổng thể để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp dệt may Là ngành sử dụng nhiều lao động, sản xuất hàng xuất khẩu… do vậy dệt may là một trong những lĩnh vực được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giải quyết khó khăn, phát triển thị trường theo Nghị quyết 13 của Chính phủ. Tuy nhiên, thực tế việc giãn, giảm thuế này chỉ giải quyết một phần khó khăn cho các dệt may, về lâu dài, ngành này rất cần có những giải pháp tổng thể. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), việc giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) không có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu được hoàn thuế VAT nên nhiều khi phần được hoàn nhiều hơn phần phải nộp. Trong khi đó, doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc tiêu thụ nội địa được hưởng lợi từ chính sách này, nhưng hiện nay, ước tính có tới 85% sản lượng hàng may mặc phục vụ xuất khẩu, chỉ có khoảng 15% sản lượng dành cho tiêu thụ nội địa. Chính vì thế, số lượng doanh nghiệp dệt may được hưởng chính sách...... 08:26 | 20/06/2012
Cần có các chính sách cụ thể giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho “Cơ chế lãi suất mới đã tốt hơn, nhưng phải làm sao cho cơ chế lãi suất mới đi được vào giá thành sản phẩm, bởi hàng tồn kho hiện nay chủ yếu là hạch toán theo cơ chế lãi suất cũ”.Ông Nguyễn Ngọc Hòa, đại biểu Quốc hội (đoàn TP. Hồ Chí Minh), Phó Tổng Giám đốc Thường trực Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố (Saigon Coop), Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Liên hiệp, Phó Chủ tịch Hội Marketing Việt Nam đã chia sẻ với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội khi đề cập đến thực trạng hàng tồn kho đang tồn tại ở nhiều doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến sức mua. Ông Nguyễn Ngọc Hòa, đại biểu Quốc hội (đoàn TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: Đỗ ThoaPV:Ông đánh giá như thế nào về sức mua hiện nay của hàng tiêu dùng?Ông Nguyễn Ngọc Hòa: Có thể nói, trong lĩnh vực phân phối phải chia ra làm hai loại. Thứ nhất là các vật tư phục vụ cho sản xuất như sắt, thép... Thứ hai là các mặt hàng tiêu dùng. Mỗi lĩnh vực...... 15:15 | 29/05/2012
Ban phát triển thôn: Phát huy vai trò của chủ thể trong nông thôn mới LSO-Trong xây dựng nông thôn mới, Ban phát triển thôn có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây được coi là cầu nối giữa người nông dân với các cấp chính quyền, phát huy vai trò của chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Thôn Mai Thành, xã Mai Pha dần đạt tới chuẩn nông thôn mớiBác Triệu Khai, Trưởng thôn, kiêm Trưởng ban phát triển thôn Mai Thành, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn khái quát: do có vị trí thuận lợi, gần trung tâm thành phố, nên trong những năm qua, thôn Mai Thành đã có bước phát triển nhanh chóng, nhiều tiêu chí đạt chuẩn so với bộ tiêu chí về nông thôn mới. Tuy nhiên vẫn còn những chỉ tiêu chưa đạt như chiều rộng của đường làng, ngõ xóm; nhà tiêu hợp vệ sinh; vệ sinh môi trường…Chính vì vậy mà ngay sau khi thành lập, Ban phát triển thôn Mai Thành đã họp bàn, một mặt chuẩn bị các tài liệu để phổ biến, tuyên truyền cho nhân dân về chương trình xây dựng nông thôn mới, mặt khác lấy ý kiến của nhân dân về việc hoàn thiện các tiêu chí...... 09:27 | 23/04/2012
Hòa Bình quy hoạch phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi có lợi thế Tỉnh Hòa Bình đã quy hoạch xây dựng một số vùng sản xuất cây, con hàng hóa tập trung từ nay đến năm 2020.Ngoài quy hoạch vùng lúa chất lượng cao, kể cả lúa nương đang hấp dẫn khách du lịch, tỉnh dự kiến quy hoạch vùng sản xuất ngô hàng hóa tập trung tại các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Yên Thủy khoảng 25.000 ha, chiếm 65% diện tích gieo trồng ngô trên địa bàn toàn tỉnh, năng suất dự kiến đạt 48 đến 50 tạ/ha.Về chăn nuôi, tỉnh sẽ xây dựng vùng chăn nuôi bò lấy thịt tập trung ở các huyện có điều kiện như Tân Lạc, Đà Bắc, Kim Bôi, Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Cao Phong với khoảng 114 nghìn con, chiếm phần lớn tổng đàn bò trên địa bàn, theo phương thức chăn nuôi bò bán thâm canh; quy hoạch vùng chăn nuôi dê tập trung hàng hóa có quy mô khoảng 28 nghìn con, chiếm hơn 1/2 tổng đàn dê đại trà trên địa bàn, tập trung ở các huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi, Cao Phong.Ngoài ra, Hòa Bình còn...... 14:16 | 13/04/2011
25 triệu USD bảo dưỡng tổng thể lần đầu Nhà máy lọc dầu Dung Quất Tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất-Quảng Ngãi, sáng 31-3, Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn (Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức ký hợp đồng bảo dưỡng tổng thể lần đầu Nhà máy lọc dầu Dung Quất với các nhà thầu Hàn Quốc Jcon, Dong-II, Ubec, Deachang và một số nhà thầu trong nước.Tổng giám đốc Công ty lọc hoá dầu Bình Sơn Nguyễn Hoài Giang cho biết: Sau hai năm vận hành sản xuất có hiệu quả (kể từ khi nhà máy cho ra dòng sản phảm đầu tiên tháng 2-2009), Nhà máy lọc dầu Dung Quất cần phải được kiểm tra và đánh giá tình trạng của từng phân xưởng, thiết bị, máy móc để có sự bảo dưỡng, thay thế kịp thời. Nhà thầu thực hiện công tác bảo dưỡng nhà máy theo quy định trong hợp đồng EPC...Công tác bảo dưỡng lần này sẽ có hàng nghìn chuyên gia, công nhân trong nước và nước ngoài tham gia với tổng giá trị các hợp đồng bảo dưỡng tổng thể lần đầu đối với Nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 25 triệu đô la Mỹ. Thời gian triển khai công tác...... 09:11 | 01/04/2011
Cụ thể hóa hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Thái Lan Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Prayuth Chan-o-cha, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam lên đường thăm chính thức Thái Lan từ 17-19/8/2017. Đây là chuyến thăm chính thức Thái Lan đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng Chính phủ.... 08:08 | 17/08/2017