Ninh Bình: Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế
Thành phố Ninh Bình hôm nay (Ảnh: Báo Ninh Bình) -Trong 20 năm trở lại đây, kinh tế Ninh Bình có mức tăng trưởng cao và liên tục. Theo số liệu của Cục Thống kê Ninh Bình, GDP năm 2011 tăng gấp 8,9 lần so với năm 1992.Đáng chú ý, nhờ đẩy mạnh thu hút đầu tư, trong đó có nguồn FDI, nền công nghiệp của địa phương đã có bước phát triển nhanh. Năm 2011, giá trị sản lượng công nghiệp của Ninh Bình đã tăng 42 lần so với năm 1991, đưa cơ cấu kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình sau 20 năm đổi mới nhận định, ngành sản xuất công nghiệp của Ninh Bình đã có bước tăng trưởng nhanh, đạt 20,5%/năm trong suốt 20 năm qua (1992 - 2011). Nhiều cơ sở công nghiệp hiện đại được xây dựng, nhiều ngành sản xuất công nghiệp mới đã ra đời. Ninh Bình đã thu hút được một lượng lớn nguồn FDI...
– Trong 20 năm trở lại đây, k inh tế Ninh Bình có mức tăng trưởng cao và liên tục. Theo số liệu của Cục Thống kê Ninh Bình, GDP năm 2011 tăng gấp 8,9 lần so với năm 1992.
Đáng chú ý, n hờ đẩy mạnh thu hút đầu tư, trong đó có nguồn FDI, nền công nghiệp của địa phương đã có bước phát triển nhanh. Năm 2011, giá trị sản lượng công nghiệp của Ninh Bình đã tăng 42 lần so với năm 1991, đưa cơ cấu kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng từ nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sang cơ cấu công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp.
Báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Ninh Bình sau 20 năm đổi mới nhận định, n gành sản xuất công nghiệp của Ninh Bình đã có bước tăng trưởng nhanh, đạt 20,5%/năm trong suốt 20 năm qua (1992 – 2011). Nhiều cơ sở công nghiệp hiện đại được xây dựng, nhiều ngành sản xuất công nghiệp mới đã ra đời. Ninh Bình đã thu hút được một lượng lớn nguồn FDI với 5 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang được triển khai xây dựng và đi vào hoạt động với gần 70 dự án.
Một trong những điểm nổi bật trong hội nhập kinh tế quốc tế của Ninh Bình thời gian qua là sự phát triển lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch. Việc ra đời Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là một chủ trương đúng đắn, đánh thức tiềm năng du lịch phong phú của địa phương, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội.
Hoạt động xuất nhập khẩu của địa phương trong những năm qua đã có bước tăng trưởng cao và tích cực. Việc Ninh Bình cho đến nay đã thiết lập quan hệ kinh tế với các đối tác của nhiều nước như: Mỹ, Nhật Bản, Italia, Nga và các nước Đông Âu là minh chứng sinh động cho sự chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Ninh Bình.
Những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, vị trí của địa phương . Cụ thể, t uy tỷ trọng công nghiệp trong GDP của tỉnh tuy khá cao, năm 2011 là 49%, song sự đóng góp của các cơ sở công nghiệp từ FDI còn thấp, đặc biệt là vẫn còn thiếu vắng các cơ sở công nghiệp FDI trong các ngành mũi nhọn, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Về xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch còn thấp. Các mặt hàng xuất khẩu còn khá nghèo nàn về chủng loại, thiếu những hàng hóa xuất khẩu có giá trị tăng thêm.
Để khắc phục những tồn tại trên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế địa phương, tạo sức mạnh nội lực, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của tỉnh trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, cần tận dụng mọi cơ hội, tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn vốn,đ ặc biệt là v ề đầu tư trực tiếp nước ngoài . Do nhiều nguyên nhân khác nhau cả về khách quan và chủ quan, đây là hoạt động còn nhiều hạn chế trong thời gian qua tại Ninh Bình. Do đó, trước mắt cũng như lâu dài, tỉnh Ninh Bình cần tập trung quyết liệt để thu hút nguồn FDI, tạo bước chuyển biến mới trong lĩnh vực này với phương châm: Thận trọng nhưng phải tranh thủ mọi cơ hội, trong đó cần kết hợp các dự án khác nhau. Về đối tác, theo các chuyên gia, trước mắt có thể chấp nhận các đối tác có nhu cầu nhưng về lâu dài cần ưu tiên chọn các đối tác lớn, có năng lực tài chính, công nghệ sạch, có vai trò tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Đồng thời, cần tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư.
Thực tế, thu hút vốn đầu tư những năm gần đây của tỉnh có xu hướng suy giảm do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và đất nước. Theo số liệu thống kê của tỉnh, đến năm 2009, vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh là 730.070 triệu đồng; năm 2010 là 2.583.679 triệu, đến năm 2011 con số này bị giảm xuống còn 1.613.087 triệu đồng. Trong bối cảnh mới, việc thu hút vốn đầu tư cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Ninh Bình là một bài toán khó đặt ra đòi hỏi phải có sự cố gắng và nỗ lực cao của Đảng bộ, chính quyền, các doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh. Để làm được điều này, cần đẩy mạnh việc xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; xây dựng và thực hiện chính sách khen thưởng, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có thành tích trong thu hút đầu tư trên địa bàn, gắn với việc làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư, xử lý những hành vi lợi dụng phá hoại, gây cản trở quá trình thu hút đầu tư của tỉnh. Cần hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội cấp huyện và đô thị Ninh Bình, các vùng kinh tế của tỉnh đến 2020, tầm nhìn 2030, làm cơ sở cho việc kêu gọi đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế – xã hội cả tỉnh và của từng huyện, thị xã, thành phố.
Đáng chú ý, cần đẩy mạnh hoạt động thương mại và các hoạt động đối ngoại của địa phương, góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, hoạt động thương mại của Ninh Bình còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu và thế mạnh của địa phương, kim ngạch xuất khẩu còn thấp so với yêu cầu và tiềm năng phát triển của tỉnh.
Ngoài ra, cũng cần chú trọng khai thác, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch của tỉnh. Trong thời gian tới, cần đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch. Để nâng cao hiệu quả và doanh thu cho du lịch của tỉnh, đặc biệt là giai đoạn từ nay đến 2015, tỉnh cần đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch theo thế mạnh của từng địa phương, của tỉnh. Đây là yêu cầu thực tiễn rất quan trọng nhằm tạo nên sự bứt phá trong phát triển du lịch của Ninh Bình. Việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, cần chú ý đầy đủ đến đặc điểm địa lý, tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế và con người Ninh Bình. Theo đó, cần chú trọng phát triển các loại hình du lịch như: Du lịch tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa; du lịch văn hóa tâm linh; du lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng, thể thao; du lịch vui chơi giải trí, hội thảo, hội nghị; du lịch nghỉ cuối tuần; du lịch cộng đồng, làng nghề. .. |
Theo Dangcongsan

Ý kiến ()