Ngày mới ở bản làng Tây Bắc
Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi dịp lên thăm các điểm tái định cư (TĐC) xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu (Sơn La) là những ngôi nhà sàn mái ngói đỏ tươi, con đường đất đi qua các bản người Thái phong quang, gọn gàng. Vườn rau, vườn cây xanh mướt, mấy căn nhà gỗ đầy ắp ngô vừa thu hoạch.Chuyện vui ở Chiềng PhaChúng tôi đến bản Quỳnh Thuận, khi bà con dân tộc Thái vừa thu hoạch vụ ngô đầu tiên tại nơi ở mới. Cuộc sống mới trên vùng TĐC đang dần ổn định và phát triển. Quỳnh Thuận có 30 hộ dân với 146 nhân khẩu từ bản Nghe Tỏng, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai chuyển đến, cuối năm 2007. Đến nay, đời sống nhân dân đã ổn định. Trưởng bản Điêu Chính So cho biết, những năm qua, dân bản được mùa ngô, cuộc sống ngày càng cải thiện.Xã Chiềng Pha hiện có hơn 1.400 hộ, với gần 6.900 nhân khẩu thuộc năm dân tộc anh em, sinh sống tại 17 bản làng. Những năm qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, cuộc sống...
Chuyện vui ở Chiềng Pha
Chúng tôi đến bản Quỳnh Thuận, khi bà con dân tộc Thái vừa thu hoạch vụ ngô đầu tiên tại nơi ở mới. Cuộc sống mới trên vùng TĐC đang dần ổn định và phát triển. Quỳnh Thuận có 30 hộ dân với 146 nhân khẩu từ bản Nghe Tỏng, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai chuyển đến, cuối năm 2007. Đến nay, đời sống nhân dân đã ổn định. Trưởng bản Điêu Chính So cho biết, những năm qua, dân bản được mùa ngô, cuộc sống ngày càng cải thiện.
Xã Chiềng Pha hiện có hơn 1.400 hộ, với gần 6.900 nhân khẩu thuộc năm dân tộc anh em, sinh sống tại 17 bản làng. Những năm qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, cuộc sống của người dân vùng ngập lòng hồ chuyển đến TĐC đã ổn định, đoàn kết giúp nhau làm ăn ngày càng khấm khá. 30 hộ gia đình từ huyện Quỳnh Nhai chuyển về bản TĐC Quỳnh Thuận, xã Chiềng Pha, đã được cấp đất, đầu tư trồng sắn, chè, cà-phê. Được chính quyền các cấp và ban, ngành sở tại hướng dẫn các hộ từng bước xây dựng phương án sản xuất phù hợp. Còn nhớ, lúc mới về, cuộc sống bộn bề khó khăn. Như nhiều bản làng TĐC khác, Quỳnh Thuận có lúc thiếu đất sản xuất, người dân không có việc làm. Không ít gia đình tìm cách quay về nơi ở cũ hoặc đi làm thuê. Lúc đó, tại một số khu, điểm TĐC, xuất hiện nguy cơ tái nghèo trong cộng đồng.
Nhờ định hướng phát triển kinh tế đúng hướng, huy động các nguồn lực của các cấp, ngành trên địa bàn đã tạo bước đi mới, cách làm mới giúp người dân ổn định cuộc sống. Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Pha Lê Quốc Thành cho biết: Đảng bộ xã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; vận động nhân dân thâm canh gần 200 ha lúa hai vụ, mở rộng 150 ha ngô nương. Xã giúp bà con đưa cây ngô xuống chân ruộng một vụ. Thời gian qua, xã ra nghị quyết chuyên đề về phát triển cây công nghiệp trên địa bàn, bước đầu hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung. Phối hợp Trung tâm khuyến nông tỉnh mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng chè cho 1.600 lượt nông dân các bản Nà Ta, Ngà, Tạng Phát…
Tìm cách làm ăn bền vững
Bản làng TĐC như ở Chiềng Pha và nhiều bản, làng bà con các dân tộc vùng Tây Bắc đã khoác trên mình chiếc “áo mới”. Vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc, bà con sẵn sàng lên đường, chịu không ít thiệt thòi. Người dân tộc Thái ở Quỳnh Thuận và hàng chục bản làng ở địa phương nằm trong số hơn 20 nghìn hộ dân phải di chuyển, 10 nghìn hộ dân bị ảnh hưởng phải sắp xếp lại nơi ăn, chốn ở. Người dân, người thợ công trường trên vùng Tây Bắc đã làm nên “bản trường ca” chinh phục sông Đà!
Báo cáo với Đoàn công tác tình hình phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh gắn với công tác di dân, TĐC thủy điện Sơn La, Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu Lò Minh Hùng, cho biết: Tính từ năm 2005 đến cuối năm 2010, huyện đã tổ chức di chuyển và đón nhận 1.572 hộ, 7.821 khẩu TĐC. Trong đó, di dân bên ngoài huyện là 62 hộ, 333 nhân khẩu; đón người dân huyện khác đến điểm TĐC là 907 hộ, 4.629 nhân khẩu. Với sự vào cuộc của chính quyền các cấp, các ban, ngành, huyện đã hoàn thành công tác di chuyển và đón người dân ra khỏi vùng ngập, bảo đảm an toàn về người và tài sản, đáp ứng yêu cầu bảo đảm tiến độ xây dựng công trình thủy điện Sơn La. Đến nay, các hộ đồng bào TĐC đã yên tâm ổn định đời sống và sản xuất tại nơi ở mới. Theo báo cáo, thời gian qua, Thuận Châu đã thực hiện xong việc rà soát và phê duyệt chi tiết các khu, điểm TĐC tập trung và xen ghép. Đến nay, huyện đã hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sử dụng 168 công trình; 59 công trình dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2012.
Tại các cuộc tiếp xúc, nhiều cán bộ và bà con địa phương đề đạt nguyện vọng, mong Quốc hội, Chính phủ tiếp tục đầu tư bằng nguồn trái phiếu Chính phủ cho các dự án nâng cấp đường giao thông nông thôn; đầu tư kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2013- 2015; đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa huyện và trạm y tế các xã. Hơn nữa, Đảng, Nhà nước quan tâm công tác dạy nghề, tạo việc làm thích hợp với thực tế từng địa phương, từng nhóm dân tộc. Có như vậy, người dân TĐC có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, phấn đấu cuộc sống vật chất và văn hóa tốt hơn nơi ở cũ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ bước phát triển kinh tế – xã hội trên vùng địa bàn chiến lược Tây Bắc.
Theo Nhandan

Ý kiến ()