Ngày bầu cử và thể thức bỏ phiếu
Theo quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu QH khóa XIII, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, việc bỏ phiếu bầu cử đại biểu QH, bầu cử đại biểu HĐND các cấp được tiến hành cùng một ngày trong phạm vi cả nước, đó là ngày chủ nhật, 22-5-2011. Ngày bầu cử do Ủy ban Thường vụ QH ấn định và công bố chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử và phải là ngày chủ nhật để bảo đảm mọi công dân có điều kiện tham gia thực hiện một cách đầy đủ quyền bầu cử của mình.Trường hợp đặc biệt (do thiên tai, địch họa hoặc ở hải đảo, vùng núi, vùng xa, vùng sâu, vùng đi lại khó khăn...) cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định ở khu vực bỏ phiếu nào thì Tổ bầu cử phải kịp thời báo cáo Ban bầu cử để đề nghị Ủy ban bầu cử trình Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định. Trong thời hạn mười ngày trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu...
Trường hợp đặc biệt (do thiên tai, địch họa hoặc ở hải đảo, vùng núi, vùng xa, vùng sâu, vùng đi lại khó khăn…) cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định ở khu vực bỏ phiếu nào thì Tổ bầu cử phải kịp thời báo cáo Ban bầu cử để đề nghị Ủy ban bầu cử trình Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định. Trong thời hạn mười ngày trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu bằng hình thức niêm yết, phát thanh và các phương tiện thông tin khác của địa phương.
Mỗi khu vực bỏ phiếu phải có một hoặc nhiều địa điểm bỏ phiếu. Địa điểm bỏ phiếu được bố trí ở những nơi công cộng, như trụ sở UBND, trường học, câu lạc bộ, những nơi trung tâm…, thuận tiện cho cử tri cũng như thuận lợi cho việc bố trí các trang thiết bị phục vụ cho cuộc bầu cử. Các địa điểm bỏ phiếu cần được trang trí trang nghiêm, thống nhất, bảo đảm tiết kiệm. Ngoài việc trang trí cờ, biểu ngữ…, mỗi nơi bỏ phiếu cần có những trang thiết bị thiết yếu như hòm phiếu, bàn ghế, bút, mực… có nội quy phòng bỏ phiếu, danh sách cử tri, các phòng kín đủ ánh sáng để cử tri thực hiện việc bỏ phiếu. Tổ bầu cử có nhiệm vụ bố trí phòng bỏ phiếu.
Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày. Đây là khoảng thời gian thuận lợi và phù hợp nhất đối với mọi người trong ngày. Tuy nhiên, tùy tình hình thực tế ở địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu bỏ phiếu sớm hơn, nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không quá 10 giờ đêm.
Trong ngày bầu cử, các thành viên của Tổ bầu cử phải đến sớm hơn bảy giờ sáng hoặc sớm hơn giờ khai mạc mà Tổ đã quy định để kiểm tra nơi bỏ phiếu và tiến hành khai mạc cuộc bỏ phiếu.
Khi đã hết giờ bỏ phiếu, nếu còn cử tri ở phòng bỏ phiếu mà chưa kịp bỏ phiếu thì chỉ sau khi số cử tri này bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử mới được tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu.
Để cho cuộc bầu cử có kết quả, đồng thời bảo đảm tính dân chủ, hợp pháp của cuộc bầu cử, nhất là trong ngày bỏ phiếu, các tổ chức phụ trách bầu cử và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Bầu cử và những văn bản pháp luật về bầu cử. Ngoài ra, mọi người đều phải tuân theo nội quy của phòng bỏ phiếu.
Nội quy phòng bỏ phiếu là tập hợp các quy định do Tổ bầu cử căn cứ vào điều kiện cụ thể nơi bỏ phiếu đề ra, bảo đảm cho việc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật và bảo đảm trật tự, an toàn. Nội quy phòng bỏ phiếu căn cứ vào: Các quy định của Luật Bầu cử; Các quy định về bảo vệ an toàn, trị an; Các quy định về phòng cháy, chữa cháy; Các quy định hướng dẫn cách bỏ phiếu.
Trước khi bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri để bảo đảm tính công khai, khách quan và thực hiện nguyên tắc nhân dân kiểm tra. Đây cũng là hình thức để cử tri trực tiếp giám sát cuộc bầu cử.
Đúng 7 giờ sáng hoặc đúng giờ quy định, Tổ trưởng Tổ bầu cử mời đại diện những cử tri có mặt tại phòng bỏ phiếu chứng kiến việc kiểm tra hòm phiếu. Sau khi kiểm tra hòm phiếu (không có gì ở trong), hòm phiếu được niêm phong bằng dấu của Tổ bầu cử, thì cuộc bỏ phiếu mới được bắt đầu. Trường hợp hòm phiếu có khóa thì Tổ trưởng khóa lại và phải niêm phong.
Việc bầu cử được tiến hành theo nguyên tắc trực tiếp, theo đó cử tri phải tự mình đi bầu, trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu vào hòm phiếu. Cử tri không được bầu bằng cách gửi thư hoặc nhờ người khác bầu thay.
Trong trường hợp do ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu; nếu không tự mình viết được phiếu bầu thì được phép nhờ người khác viết hộ, nhưng cử tri phải tự bỏ phiếu vào hòm phiếu. Trong trường hợp đặc biệt vì lý do sức khỏe, tàn tật mà cử tri không thể tự bỏ phiếu thì được phép nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Theo nguyên tắc bầu cử trực tiếp thì cử tri phải tự mình viết phiếu và tự bỏ lá phiếu của mình vào hòm phiếu để lựa chọn người đủ tín nhiệm làm đại biểu QH, đại biểu HĐND các cấp. Tuy nhiên, pháp luật về bầu cử có quy định tạo điều kiện cho những cử tri do ốm đau, tàn tật, già yếu mà không thể tự viết phiếu bầu thì có thể nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu. Người viết phiếu hộ phải bảo đảm tuyệt đối giữ bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì tàn tật không thể tự bỏ phiếu thì được phép nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Tại khu vực bỏ phiếu, cử tri xuất trình thẻ cử tri và được Tổ bầu cử phát phiếu bầu cử theo mẫu quy định, có đóng dấu của Tổ bầu cử. Khi cử tri viết phiếu bầu cử, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
Khi cử tri đã bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu 'đã bỏ phiếu' vào thẻ cử tri. Việc đóng dấu 'đã bỏ phiếu' là sự xác nhận cử tri đó đã hoàn thành quyền và nghĩa vụ bầu cử của mình.
Tại các khu vực bỏ phiếu, tùy tình hình cụ thể của từng nơi để bố trí ít nhất một hòm phiếu, nhiều nơi bố trí hai đến ba hòm phiếu để cử tri đến bỏ phiếu. Những địa điểm đặt hòm phiếu như vậy được hiểu là hòm phiếu chính và yêu cầu tất cả các cử tri có tên ghi trong danh sách cử tri đến bỏ phiếu trực tiếp. Ngoài ra, tại mỗi khu vực bỏ phiếu, Tổ bầu cử thường chuẩn bị hòm phiếu phụ. Hình dáng, kích thước của hòm phiếu phụ nhỏ hơn hòm phiếu chính. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến tận chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và trực tiếp bỏ phiếu. Trước khi tiến hành bỏ phiếu vào hòm phiếu phụ cũng phải tuân thủ các bước: kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của hai cử tri, khóa lại và niêm phong rồi mới tiến hành bỏ phiếu.
Pháp luật về bầu cử quy định việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục trong ngày bầu cử. Trường hợp có những sự kiện bất ngờ làm gián đoạn cuộc bỏ phiếu, thì Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịp thời báo cho Ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.
Trường hợp vì lý do đặc biệt phải hoãn ngày bỏ phiếu, thì Tổ bầu cử phải kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử biết để đề nghị Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh trình Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định.
Theo Nhandan

Ý kiến ()