Mỹ tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc đối với vấn đề Triều Tiên
Đặc phái viên Mỹ phụ trách chính sách về Triều Tiên, ông Glyn Davies đang ở thăm Trung Quốc, ngày 22/5, đã tái khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp trừng phạt nhằm chống lại CHDNCD Triều Tiên, đồng thời cho biết Washington và Bắc Kinh đã tái khẳng định hợp tác ngăn chặn Bình Nhưỡng có thêm các hành động gây hấn sau vụ thử vệ tinh thất bại hồi tháng 4/2012.Đặc phái viên Mỹ phụ trách chính sách về Triều Tiên Glyn Davies (ngoài cùng, bên trái) trong buổi trả lời báo chí tại Bắc Kinh (Trung Quốc), ngày 22/5 (Ảnh: China Daily)Phát biểu trước báo giới sau cuộc đối thoại với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh và Đặc phái viên về Bán đảo Triều Tiên của Trung Quốc Vũ Đại Vĩ, ông Davies nhấn mạnh, hòa bình, ổn định và tương lai giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là mối quan tâm chung và cơ bản của cả Mỹ và Trung Quốc. Ông Davies mô tả các cuộc gặp với quan chức nước chủ nhà là "thẳng thắn" và "hữu ích". Bên cạnh đó, quan chức ngoại...
Đặc phái viên Mỹ phụ trách chính sách về Triều Tiên, ông Glyn Davies đang ở thăm Trung Quốc, ngày 22/5, đã tái khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp trừng phạt nhằm chống lại CHDNCD Triều Tiên, đồng thời cho biết Washington và Bắc Kinh đã tái khẳng định hợp tác ngăn chặn Bình Nhưỡng có thêm các hành động gây hấn sau vụ thử vệ tinh thất bại hồi tháng 4/2012.
![]() |
Đặc phái viên Mỹ phụ trách chính sách về Triều Tiên Glyn Davies (ngoài cùng, bên trái) |
Phát biểu trước báo giới sau cuộc đối thoại với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh và Đặc phái viên về Bán đảo Triều Tiên của Trung Quốc Vũ Đại Vĩ, ông Davies nhấn mạnh, hòa bình, ổn định và tương lai giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là mối quan tâm chung và cơ bản của cả Mỹ và Trung Quốc.
Ông Davies mô tả các cuộc gặp với quan chức nước chủ nhà là “thẳng thắn” và “hữu ích”. Bên cạnh đó, quan chức ngoại giao Mỹ còn hối thúc Bắc Kinh siết chặt các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng, đồng thời nêu các vấn đề như người tị nạn Triều Tiên tại Trung Quốc và chuyến thăm Bắc Kinh sắp tới của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Đặc phái viên của Mỹ cũng cho biết Washington sẵn sàng nối lại viện trợ lương thực cho Bình Nhưỡng nếu các nhà lãnh đạo Triều Tiên thể hiện sự đáng tin cậy, đồng thời hối thúc Bình Nhưỡng có những hành động cụ thể để chứng minh theo đuổi cam kết hướng tới phi hạt nhân hóa.
Theo ông Davies, vấn đề quan trọng hiện giờ là CHDCND Triều Tiên không tiếp tục đưa ra các tính toán sai lầm và thực hiện thêm các hành vi gây hấn. Việc theo đuổi một vụ thử hạt nhân lần thứ 3 sẽ khiến CHDCND Triều Tiên phải đối mặt với các biện pháp “mạnh mẽ và nghiêm khắc” từ phía Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Đưa ra phản ứng về vụ phóng vệ tinh bất thành của CHDCND Triều Tiên hồi trung tuần tháng 4/2012, ông Davies cho rằng, đây là một dấu hiệu cho thấy, cộng đồng thế giới không thể đặt niềm tin vào lời hứa hẹn của các nhà lãnh đạo Triều Tiên và bản thân Mỹ cũng không còn mấy quan tâm đến những “lời nói” mà chỉ muốn được chứng kiến hành động cụ thể từ phía chính quyền Bình Nhưỡng.
Trong khi Mỹ và một số nước khác đang quan ngại về khả năng CHDCND Triều Tiên sẽ sớm thử hạt nhân sau vụ phóng vệ tinh bất thành ngày 13/4, Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên, ngày 22/5 bất ngờ tuyên bố, chính quyền Bình Nhưỡng không có ý định tiến hành các vụ thử hạt nhân trong khi theo đuổi chương trình phát triển vệ tinh vì mục tiêu hòa bình. Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho rằng, việc chính quyền Mỹ đang hướng dư luận tới khả năng mà họ cho rằng “Bình Nhưỡng sẽ sớm thử hạt nhân lần 3” là nhằm kích động tư tưởng đối đầu chống lại Triều Tiên. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên khẳng định, Bình Nhưỡng có khả năng đáp trả sự thù địch của Mỹ và sẽ mở rộng cũng như tăng cường khả năng răn đe hạt nhân chừng nào chính sách thù địch đó còn tồn tại.
Bên cạnh đó, CHDCND Triều Tiên còn bày tỏ quan điểm phản đối bản tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh G8 vừa kết thúc tại Mỹ với lập luận rằng “bản tài liệu trên đã vi phạm quyền thực hiện các vụ phóng vệ tinh và phát triển khả năng răn đe hạt nhân để tự vệ của Bình Nhưỡng”. Qua đó, Bộ Ngoại giao Triều Tiên phê phán việc nhóm G8 kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc “hành động” nếu Bình Nhưỡng tiếp tục có các hành động khiêu khích trong tương lai, đồng thời coi đây là “một sự khiêu khích thiếu thận trọng”.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho rằng hiện vẫn còn tồn tại một giải pháp để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thông qua đàm phán. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ có cơ may trở thành hiện thực với điều kiện trước tiên, Mỹ cần tỏ rõ thiện chí nhằm từ bỏ chính sách thù địch chống lại Bình Nhưỡng.
Theo Dangcongsan.vn

Ý kiến ()