Mưa lớn ở thượng nguồn, đề phòng lốc xoáy
* Các hồ thủy điện phía bắc xả lũ * Hỗ trợ hai địa phương phòng, chống dịch bệnhTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, do ảnh hưởng của gió mùa tây nam nên khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh, trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh. Do mưa lớn ở thượng nguồn, lưu lượng nước về các hồ chứa tăng nhanh và đã vượt quá ngưỡng cho phép vào giữa mùa mưa lũ. Các hồ thủy điện lớn ở miền bắc đã phải xả lũ như Tuyên Quang, Hòa Bình... Do lũ thượng nguồn và xả lũ của các hồ nên mực nước sông Hồng và Thái Bình sẽ lên nhanh. Dự báo, sáng 31-7, mực nước hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội sẽ lên mức 8,35 m, sông Thái Bình tại Phả Lại sẽ lên mức 3,3 m (thấp hơn báo động 1 khoảng 0,7 m đến 1,2 m). Các địa phương ven sông, nhất là vùng bãi giữa cần chủ động phòng, chống lũ.Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, do ảnh hưởng của gió mùa tây nam nên khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh, trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh. Do mưa lớn ở thượng nguồn, lưu lượng nước về các hồ chứa tăng nhanh và đã vượt quá ngưỡng cho phép vào giữa mùa mưa lũ. Các hồ thủy điện lớn ở miền bắc đã phải xả lũ như Tuyên Quang, Hòa Bình… Do lũ thượng nguồn và xả lũ của các hồ nên mực nước sông Hồng và Thái Bình sẽ lên nhanh. Dự báo, sáng 31-7, mực nước hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội sẽ lên mức 8,35 m, sông Thái Bình tại Phả Lại sẽ lên mức 3,3 m (thấp hơn báo động 1 khoảng 0,7 m đến 1,2 m). Các địa phương ven sông, nhất là vùng bãi giữa cần chủ động phòng, chống lũ.
Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dịch lợn tai xanh đã có dấu hiệu chững lại và được kiểm soát. Trong hai tuần trở lại đây, dịch lợn tai xanh đã không xuất hiện mới và tính đến ngày 30-7, dịch chỉ còn ở ba tỉnh: Bình Dương, Đác Lắc và Nghệ An. Dịch cúm gia cầm lại xuất hiện tại ba tỉnh Quảng Bình, Hải Dương và Hải Phòng. Trước tình hình dịch, Cục đã kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch, chỉ đạo chính quyền địa phương nhanh chóng dập dịch…
Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), thời điểm này, các loại rầy, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ… là những đối tượng sâu bệnh hại lúa chính trên cả nước. Các địa phương cần chủ động các biện pháp phòng trừ, phát hiện sớm nhằm chăm sóc, bảo vệ lúa hiệu quả. Theo đánh giá, diện tích các sâu bệnh giảm so với năm trước, nhất là rầy nâu. Các địa phương cần thường xuyên kiểm tra, giám sát đồng ruộng, phát hiện rầy mới xuất hiện để kịp thời phun xịt thuốc.
Theo Chi cục BVTV tỉnh Bạc Liêu, các trà lúa hè thu đang xuất hiện đợt rầy nâu mới. Đợt rầy nâu này kéo dài đến đầu tháng 8 và có khả năng phát triển thành dịch trên diện rộng. Diện tích lúa nhiễm rầy ước tính khoảng 50 nghìn ha, chiếm hơn 90% diện tích lúa hè thu của tỉnh. Trong đó, diện tích bị nhiễm nặng khoảng 11.500 ha, diện tích cần phòng trừ hơn 38.000 ha.
Sáng 30-7, tại ấp Bình Phong, xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã làm sập, tốc mái bốn căn nhà và ba phòng học của Trường tiểu học Vĩnh Bình Nam 3, trong đó có hai căn nhà thiệt hại hoàn toàn. Ngay sau đó, chính quyền xã chỉ đạo hơn 20 dân quân cùng người dân hỗ trợ gia đình có nhà bị sập, sắp xếp đồ đạc, di chuyển máy móc, tránh mưa.
UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn giao ngành nông nghiệp triển khai dự án xử lý sạt lở bờ hữu sông Hồng khu vực phường Chương Dương (Hoàn Kiếm) và các phường Bạch Đằng, Thanh Lương (Hai Bà Trưng). UBND thành phố cho phép ngành nông nghiệp xử lý cấp bách khu vực trọng yếu, sạt lở đặc biệt nguy hiểm để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra trong mùa lũ, bão.
Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ của tỉnh An Giang đã giúp gần 30 nghìn hộ với hơn 120 nghìn nhân khẩu có chỗ ở an toàn. UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện giai đoạn II, phấn đấu cuối năm nay, 70% số hộ dân vùng ngập lũ có nhà ở an toàn.
Hiện các nông hộ trồng cà-phê ở huyện Ea HếLeo (Đác Lắc) đã khoanh vùng phòng trừ rệp sáp, ve sầu gây hại hơn 2.245 ha cà-phê đang trong thời kỳ nuôi quả. Các ngành chức năng trên địa bàn đã hướng dẫn các hộ nông dân làm vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ rác, lá cây mục quanh gốc, phá vỡ nơi trú ngụ của kiến, cắt tỉa các cành sâu bệnh sát mặt đất, cành vô hiệu để giảm nơi sinh sống của rệp…
Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Đồng Tháp cho biết, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 368 công trình cấp nước sạch, gần 11.700 giếng khoan, cấp phát hơn 20 nghìn bộ bình lọc, xô lọc nước và nhiều loại thuốc, chế phẩm xử lý khác giúp cho 63,5% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, ổn định đời sống khi mùa lũ sắp đến.
Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 35 nghìn lít hóa chất sát trùng Benkocid thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ hai tỉnh Nghệ An và Bình Dương phòng, chống dịch cúm gia cầm và dịch bệnh tai xanh ở lợn. Trong đó, tỉnh Nghệ An được hỗ trợ 15 nghìn lít và tỉnh Bình Dương 20 nghìn lít.
Theo Nhandan

Ý kiến ()