Lũ đồng bằng sông Cửu Long duy trì mức cao đến giữa tháng 11
* Có khả năng thiếu lúa giống vụ đông xuân * Đề xuất hỗ trợ 150 tỷ đồng cho sản xuất khoai tây vụ đông Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, lũ đầu nguồn sông Cửu Long xuống chậm, vùng nội đồng Đồng Tháp Mười (ĐTM) và Tứ giác Long Xuyên (TGLX) lên theo kỳ triều cường.Dự báo, trong năm ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống chậm, vùng ĐTM và TGLX tiếp tục lên chậm và còn ở mức cao. Đến ngày 29-10, mực nước cao nhất ngày trên sông Tiền tại Tân Châu ở mức 4,6 m, trên BĐ3: 0,1 m; sông Hậu tại Châu Đốc ở mức 4,15 m, trên BĐ3: 0,15 m; tại các trạm chính vùng nội đồng ĐTM và TGLX ở mức BĐ3 và trên BĐ3: 0,1-0,5 m; trên sông Vàm Cỏ Tây tại Mộc Hóa ở mức 2,8 m, trên BĐ3: 0,40 m. Lũ đầu nguồn sông Cửu Long, vùng ĐTM, TGLX có khả năng duy trì ở mức BĐ3 và trên BĐ3 đến nửa đầu tháng 11; cần chủ động phòng, chống lũ ngập lụt sâu còn kéo dài nhiều ngày.Bộ Nông nghiệp và...
* Có khả năng thiếu lúa giống vụ đông xuân
* Đề xuất hỗ trợ 150 tỷ đồng cho sản xuất khoai tây vụ đông
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, lũ đầu nguồn sông Cửu Long xuống chậm, vùng nội đồng Đồng Tháp Mười (ĐTM) và Tứ giác Long Xuyên (TGLX) lên theo kỳ triều cường.
Dự báo, trong năm ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống chậm, vùng ĐTM và TGLX tiếp tục lên chậm và còn ở mức cao. Đến ngày 29-10, mực nước cao nhất ngày trên sông Tiền tại Tân Châu ở mức 4,6 m, trên BĐ3: 0,1 m; sông Hậu tại Châu Đốc ở mức 4,15 m, trên BĐ3: 0,15 m; tại các trạm chính vùng nội đồng ĐTM và TGLX ở mức BĐ3 và trên BĐ3: 0,1-0,5 m; trên sông Vàm Cỏ Tây tại Mộc Hóa ở mức 2,8 m, trên BĐ3: 0,40 m. Lũ đầu nguồn sông Cửu Long, vùng ĐTM, TGLX có khả năng duy trì ở mức BĐ3 và trên BĐ3 đến nửa đầu tháng 11; cần chủ động phòng, chống lũ ngập lụt sâu còn kéo dài nhiều ngày.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 150 tỷ đồng cho nông dân 26 tỉnh phía bắc sản xuất khoai tây vụ đông 2011. Tổng diện tích cần hỗ trợ khoảng 30 nghìn ha, với định mức gieo trồng một tấn củ giống/ha; mức hỗ trợ 5.000 đồng/kg củ giống khoai tây. Hằng năm, diện tích cây vụ đông từ 500 đến 550 nghìn ha với các cây trồng chủ lực như ngô, lạc, đậu tương, khoai tây, rau, đậu các loại…
Hiện nay, tại địa bàn TP Hà Nội vẫn tồn tại nhiều điểm sạt trượt ở các tuyến đê; sạt lở ở một số bờ, bãi sông; nhất là có một số vị trí sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Nguyên nhân do tình trạng hút cát trái phép với khối lượng lớn trên một số dòng sông trong thời gian qua. UBND thành phố chỉ đạo Chi cục Đê điều tăng cường công tác quản lý, thường xuyên kiểm tra, theo dõi, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm Luật Đê điều.
Do mưa lớn kéo dài, mực nước sông Túy Loan dâng cao, làm 12 ngôi nhà ở xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) bị sạt lở nặng. UBND thành phố đã kiểm tra thực tế để có hướng xử lý kịp thời nhằm ngăn chặn tình trạng sạt lở bờ sông làm mất nhà ở của nhân dân. Trước mắt, thành phố yêu cầu chính quyền địa phương tuyệt đối không để người dân ở khu vực sạt lở quay về chỗ ở cũ. Về lâu dài, sẽ xây dựng khu tái định cư để bố trí chỗ ở ổn định lâu dài cho số hộ dân nằm trong khu vực sạt lở.
Từ năm 2001 đến nay, tỉnh Bình Thuận đã đầu tư, sửa chữa, nâng cấp hơn 120 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó có 60 công trình được xây dựng mới. Năm 2001, toàn tỉnh chỉ có hơn 44 nghìn ha cây trồng vụ đông xuân được tưới, đến năm 2010, diện tích cây trồng được tưới đã lên gần 84 nghìn ha, sản lượng lương thực năm 2010 đạt 640 nghìn tấn, tăng 254 nghìn tấn so năm 2001. Dự kiến đến năm 2020, hệ thống thủy lợi ở Bình Thuận sẽ cấp nước sinh hoạt cho 92% số dân; tưới cho gần 70% số diện tích gieo trồng hằng năm…
Tại Vĩnh Long, mực nước trên các sông rạch đều vượt BĐ 3 khoảng 0,05-0,15 m. Để hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do triều cường, tỉnh chỉ đạo các địa phương triển khai gia cố các bờ bao, đê bao, các đập bị ngập, tràn, xói lở, bị vỡ trong đợt lũ và triều cường đầu tháng 9 âm lịch vừa qua và giúp dân thu hoạch hết lúa thu đông, rau màu và bảo vệ hơn 8.290 ha lúa đông xuân mới xuống giống.
Do lũ kéo dài, tại tỉnh Hậu Giang có khả năng thiếu lúa giống sản xuất vụ đông xuân sắp tới. Mưa lớn cùng với triều cường cuối tháng 9, đầu tháng 10 đã làm ngập hơn 1.200 ha lúa thu đông, trong đó có một số diện tích được chọn làm lúa giống cho vụ đông xuân.
Ban Chỉ huy PCLB thành phố Cần Thơ đã có công điện khẩn chỉ đạo tiếp tục tổ chức ứng phó với đỉnh lũ và triều cường trong các ngày tới, chỉ đạo các huyện tôn cao các tuyến bờ bao lũ để bảo vệ diện tích lúa thu đông chưa thu hoạch; kiểm tra và thực hiện gia cố, tôn tạo các tuyến bờ bao ngăn lũ để đủ sức chống đỡ khi mực nước dâng cao; kê kích hàng hóa lên cao hơn đỉnh lũ giữa tháng 9 vừa qua, hoặc di dời đến nơi cao ráo để bảo đảm an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại tài sản và tai nạn rủi ro do chết đuối…
|
Phê duyệt danh mục dự án phát triển hệ thống tưới Bắc sông Chu – Nam sông Mã
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục dự án “Phát triển hệ thống tưới Bắc sông Chu – Nam sông Mã” vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Được biết, dự án đầu tư hệ thống kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã (Thanh Hóa) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt với tổng mức đầu tư 4.315 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành hệ thống kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã sẽ phát huy hiệu quả đồng bộ của Công trình Thủy lợi – Thủy điện Cửa Đạt phục vụ sản xuất, dân sinh. Hệ thống kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã chủ động tưới tự chảy cho gần 32.000 ha (thay thế hơn 100 trạm bơm lớn, nhỏ dọc sông Chu, sông Mã, sông Cầu Chày).
Theo Nhandan

Ý kiến ()