Khủng hoảng chính trị nhấn chìm kinh tế Ai Cập
Biểu tình và bạo lực gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế Ai Cập. Ảnh Roi-tơ Ai Cập từng có một "thời vàng son" khi các hoạt động đầu tư, du lịch đưa nước này trở thành một trong những nền kinh tế mạnh ở khu vực. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài đã gây ảnh hưởng các hoạt động kinh doanh, đẩy đất nước Kim tự tháp vào khó khăn tài chính và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.Sau bảy tháng biểu tình và bạo lực triền miên bởi những tranh cãi trong quá trình soạn thảo hiến pháp, các hoạt động kinh tế Ai Cập bị đình trệ. Thời gian qua, Ai Cập đã chứng kiến số cuộc đình công lớn kéo dài nhất trong lịch sử. Kinh tế Ai Cập đối mặt nhiều thách thức khi nước này trải qua một giai đoạn tăng trưởng chậm kéo dài, thâm thủng ngân sách lớn, giảm dự trữ ngoại tệ và khoảng cách ngày càng rộng ra trong cán cân thanh toán. Đồng bảng Ai Cập chịu sức ép nặng nề, mất giá gần 6% so với đồng USD. Bất ổn hồi tháng 11-2012...
![]() Biểu tình và bạo lực gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế Ai Cập. Ảnh Roi-tơ |
Sau bảy tháng biểu tình và bạo lực triền miên bởi những tranh cãi trong quá trình soạn thảo hiến pháp, các hoạt động kinh tế Ai Cập bị đình trệ. Thời gian qua, Ai Cập đã chứng kiến số cuộc đình công lớn kéo dài nhất trong lịch sử. Kinh tế Ai Cập đối mặt nhiều thách thức khi nước này trải qua một giai đoạn tăng trưởng chậm kéo dài, thâm thủng ngân sách lớn, giảm dự trữ ngoại tệ và khoảng cách ngày càng rộng ra trong cán cân thanh toán. Đồng bảng Ai Cập chịu sức ép nặng nề, mất giá gần 6% so với đồng USD. Bất ổn hồi tháng 11-2012 khiến người dân Ai Cập đổ xô mua USD. Dự trữ ngoại tệ giảm từ mức 21 tỷ USD hai năm trước còn 15 tỷ USD hiện nay, số tiền chỉ đủ cho ba tháng nhập khẩu. Thâm hụt ngân sách nước này lên mức 38%. Sự phục hồi tăng trưởng đòi hỏi phải lấp đầy ngay lập tức khoảng cách tài chính bị gây ra bởi thâm hụt ngân sách và cán cân chi trả lên tới 14,5 tỷ USD. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 8,9% lên 12,4%, trong khi tăng trưởng GDP giảm từ mức 5% xuống 0,5%. Giá các mặt hàng nhập khẩu ở Ai Cập leo thang đẩy tỷ lệ lạm phát tăng.
Trước đây, 50% thâm hụt thương mại của Ai Cập được bù đắp bằng các nguồn thu từ du lịch và lượng kiều hối của người lao động ở nước ngoài gửi về. Kể từ khi xảy ra khủng hoảng chính trị, lượng khách du lịch sụt giảm ảnh hưởng nguồn thu của nước này. Tình hình bất ổn khiến dòng vốn và các khoản tiền gửi tiết kiệm chuyển hướng ra nước ngoài, làm dự trữ ngoại tệ giảm một nửa. Ngân hàng trung ương Ai Cập buộc phải bỏ ra một nửa dự trữ ngoại tệ để cứu đồng nội tệ khỏi bị mất giá tự do. Tình hình tài chính xấu đi khiến hãng Standard & Poor’s (S&P) hạ xếp hạng tín dụng dài hạn của Ai Cập từ B xuống B-. S&P cho biết, khủng hoảng chính trị đã cản trở các nỗ lực cải thiện tình hình kinh tế và tài chính công. Số người sống dưới mức nghèo khổ ở Ai Cập tăng từ 20% năm 2010 lên 25%. Khoảng 22% người dân nước này đang đứng trước nguy cơ bị rơi vào diện nghèo do cú sốc kinh tế khi có sự gia tăng đột biến về lạm phát.
Trước những khó khăn chồng chất, Ai Cập hy vọng nối lại các cuộc đàm phán với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về khoản vay 4,8 tỷ USD nước này đề nghị nhằm giúp vực dậy nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng. Khoản vay này có ý nghĩa quan trọng để Ai Cập có thể được vay thêm 10 tỷ USD từ Liên hiệp châu Âu (EU), Ngân hàng Phát triển châu Phi và các nguồn khác. Một hiệp định với IMF sẽ không chỉ cung cấp dòng vốn cho ngân sách cạn kiệt mà còn như một sự bảo đảm với các nhà đầu tư rằng chính phủ Ai Cập đã đưa ra được các chính sách tài chính và tiền tệ đáp ứng yêu cầu đối phó thâm hụt ngân sách và nợ công. IMF yêu cầu Chính phủ Ai Cập giảm trợ cấp đang chiếm tới 30% chi tiêu ngân sách, như điều kiện được tiếp cận khoản vay. Tuy nhiên, bất ổn chính trị buộc chính phủ phải hoãn hàng loạt các biện pháp khắc khổ cần thiết để giành được sự phê chuẩn của IMF. Chính quyền Ai Cập lo ngại việc tăng thuế và cắt giảm trợ cấp sẽ châm ngòi cho các cuộc bạo động.
Trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế, Chính phủ Ai Cập lên kế hoạch tổ chức một diễn đàn kinh tế quốc tế nhằm thu hút các dự án đầu tư. Hiện nay, tỷ lệ đầu tư của nước này chỉ gần 17% GDP, so tỷ lệ ở khu vực Đông Á và Đông – Nam Á là từ 30% đến 40%. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, các yếu tố đang cản trở sự tăng trưởng kinh tế Ai Cập chính là khủng hoảng chính trị. Vì vậy, tìm biện pháp chấm dứt làn sóng biểu tình và bạo lực, ổn định chính trị, thu hút du lịch và đầu tư trở lại là chìa khóa mở cánh cửa tìm lối thoát cho những bế tắc kinh tế hiện nay ở đất nước Kim tự tháp.
Theo Nhandan

Ý kiến ()