Giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở Bắc Cạn sản xuất hàng hóa
Xuất phát từ tập quán sản xuất tùy tiện, tự cung tự cấp của đồng bào dân tộc thiểu số nên tiềm năng, thế mạnh về đất đai, vùng khí hậu đặc thù của tỉnh Bắc Cạn trước đây chưa được khai thác có hiệu quả. Những năm gần đây, tỉnh đã có nhiều giải pháp để đồng bào biết khai thác nội lực dồi dào, biến những vùng đất hoang vu thành vùng sản xuất hàng hóa để xóa đói, giảm nghèo.Phát triển đặc sản cam, quýtVườn quýt của gia đình anh Lộc Văn Nghinh ở thôn Nà Thoi, xã Quang Thuận (Bạch Thông) những năm trước đây quả nhỏ, thường xuyên bị sâu bệnh hại, cây chỉ cho quả vài năm rồi lụi tàn. Nhưng nhờ được các nhà khoa học giúp lai ghép quýt với bưởi, hướng dẫn cách chăm sóc, bón phân nên chỉ ba năm sau quýt đã cho nhiều quả, quả nào cũng mọng, đều nhau, tuổi thọ của cây ghép gấp mấy lần so với trước. Hiện nay gia đình anh Nghinh đã trồng được 2 ha quýt ở triền đồi, khe suối với hơn một nghìn cây. Ba năm trở lại đây,...
Phát triển đặc sản cam, quýt
Vườn quýt của gia đình anh Lộc Văn Nghinh ở thôn Nà Thoi, xã Quang Thuận (Bạch Thông) những năm trước đây quả nhỏ, thường xuyên bị sâu bệnh hại, cây chỉ cho quả vài năm rồi lụi tàn. Nhưng nhờ được các nhà khoa học giúp lai ghép quýt với bưởi, hướng dẫn cách chăm sóc, bón phân nên chỉ ba năm sau quýt đã cho nhiều quả, quả nào cũng mọng, đều nhau, tuổi thọ của cây ghép gấp mấy lần so với trước. Hiện nay gia đình anh Nghinh đã trồng được 2 ha quýt ở triền đồi, khe suối với hơn một nghìn cây. Ba năm trở lại đây, năm nào anh Nghinh cũng thu được khoảng 200 triệu đồng từ bán quýt, anh vừa làm căn nhà vào loại to, đẹp nhất xã. Cách nhà anh Nghinh không xa, hơn sáu năm trước hai vợ chồng trẻ Dương Văn Nguyên ở thôn Nà Đinh ra ở riêng với hai bàn tay trắng, nhưng ngay sau đó đã trồng được một ha quýt, đã mấy năm nay năm nào anh cũng thu 60 – 70 triệu đồng từ bán quả. Với nguồn thu này, anh xây ngôi nhà hai tầng trị giá hơn hai trăm triệu đồng. Anh Nguyên tâm sự: 'Nếu không có vườn quýt thì gia đình anh sẽ không có cuộc sống khấm khá như ngày hôm nay'.
Cam, quýt ở xã Quang Thuận có hương vị đặc trưng thơm ngon, sạch bệnh, từ lâu được coi là đặc sản của địa phương. Nhưng tập quán sử dụng giống, trồng, chăm sóc của người dân tộc Tày, Mông làm cho quả nhỏ, năng suất bấp bênh. Có năm được mùa, thời gian thu hoạch ngắn, nông dân phải bán đổ bán tháo với giá rẻ, nếu không cam, quýt gặp mưa sẽ rụng, thối hết. Nhằm giúp nông dân phát triển vùng sản xuất cam, quýt có chất lượng, tỉnh đã mời các nhà khoa học từ một số trường đại học, viện nghiên cứu lên giúp nông dân lai tạo cam, quýt để vừa giữ hương vị đặc trưng của sản phẩm địa phương, vừa tạo ra tuổi thọ cho cây được lâu dài, quả quýt to, đều, mọng nước. Sau đó, các cơ quan chức năng của tỉnh tập trung chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, thâm canh cam, quýt cho nông dân.
Cam, quýt Quang Thuận ngày càng được người tiêu dùng ở nhiều nơi biết đến, vào mùa quýt chín, người buôn bán từ các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn sang thu mua. Giá trị kinh tế mang lại ngày càng cao, trên địa bàn xã Quang Thuận hiện nay hầu như không còn một vạt đất trống, vườn tạp, đồi bãi, khe suối, rừng tạp đã được phá bỏ để trồng cam, quýt với tổng số 350 ha, bình quân mỗi hộ có gần một ha. Nhờ đó, ở một xã có đến 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay Quang Thuận chỉ còn 11% hộ nghèo. Từ thành công ở Quang Thuận, việc trồng cam, quýt lan ra cả xã Dương Phong (Bạch Thông) và các xã phía nam huyện Chợ Đồn.
Khẳng định thương hiệu hồng không hạt
Nghiên cứu hồng không hạt Bắc Cạn từ năm 2002, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Tiến sĩ Đào Thế Anh đánh giá: 'Hồng không hạt Bắc Cạn có nguồn gien quý hiếm, được trồng ở vùng đất đặc thù về địa lý, sinh thái, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch lớn, thổ nhưỡng phù hợp nên có chất lượng ngon nhất Việt Nam'. Tháng 9-2010 Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho hồng không hạt Bắc Cạn thì giá bán hồng đã tăng lên 30 nghìn đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay và đã được đưa vào bán tại một số siêu thị ở thành phố Hà Nội và Thái Nguyên.
Hiện nay Bắc Cạn có khoảng 300 ha hồng không hạt, được trồng ở các huyện Ba Bể, Chợ Đồn và Ngân Sơn. Xác định hồng không hạt là đặc sản, cây phát huy lợi thế của địa phương để giúp người dân xóa đói, giảm nghèo nên tỉnh đã quy hoạch vùng trồng ở các huyện Ba Bể, Chợ Đồn và Ngân Sơn. Theo đó, đến năm 2015 sẽ trồng mới thêm 1.200 ha hồng trên sườn đồi thấp, phá bỏ diện tích rừng nghèo kiệt, vườn bãi cây tạp không có giá trị kinh tế. Vấn đề khó nhất là phải có đủ giống hồng tốt để cung cấp cho nông dân mỗi năm trồng khoảng 200 ha. Giải quyết vấn đề này, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Cạn đã và đang thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học để bảo tồn và phát triển hồng không hạt. Đến nay đã bình tuyển được 329 cây hồng ưu tú, đã công nhận 22 cây đầu dòng và chuẩn bị công nhận thêm 46 cây đầu dòng để nhân giống. Đồng thời, Sở Khoa học và Công nghệ đã xây dựng được vườn ươm giống cây đầu dòng rộng 1,5 ha để cung cấp giống cho nông dân. Từ khi các nhà khoa học nghiên cứu thành công và nhân giống bằng phương pháp ghép mắt, ghép đoạn cành thì giống hồng không hạt đã được trồng nhiều, nhanh, cây giống bảo đảm chất lượng và thời gian cho quả sớm.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Cạn Hoàng Ngọc Đường cho biết: Nhằm làm cho hồng không hạt duy trì và khẳng định thương hiệu đã được công nhận, cần phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có sản lượng lớn để giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo, thời gian tới tỉnh sẽ có cơ chế, chính sách thích hợp nhằm phát triển hồng không hạt. Trong đó tỉnh sẽ hỗ trợ giống, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc để khuyến khích nông dân nhân rộng diện tích, trước mắt là cải tạo hàng trăm ha vườn hồng tạp nhằm nâng giá trị kinh tế, giúp nhân dân có thu nhập khá.
Theo Nhandan

Ý kiến ()