Cốt Ði-voa nỗ lực phục hồi ngành sản xuất ca-cao hàng đầu thế giới
Hoạt động xuất khẩu ca-cao tại cảng A-li-giang được khôi phục trở lại. Ảnh AFP Cốt Đi-voa là nước sản xuất ca-cao lớn nhất thế giới, với sản lượng hơn 1,5 triệu tấn/năm, cung cấp hơn một phần ba lượng ca-cao tiêu thụ toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này mang về nguồn ngoại tệ lớn cho Cốt Đi-voa, chiếm 40% tổng thu nhập từ xuất khẩu của quốc gia Tây Phi này.Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài hơn năm tháng ở Cốt Đi-voa đã khiến khoảng 30 nghìn người rời bỏ quê hương sang các nước láng giềng lánh nạn, buộc nông dân phải bỏ ruộng vườn. Hoạt động sản xuất ca-cao bị gián đoạn, nhất là kể từ tháng 1-2011, khi ông Oa-ta-ra, người được quốc tế công nhận giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống Cốt Đi-voa, ra lệnh cấm xuất khẩu ca-cao, gây thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp quan trọng của nước này. Lệnh cấm vận của châu Âu đối với quốc gia sản xuất ca-cao lớn nhất thế giới đã đẩy giá ca-cao lên mức cao nhất kể từ năm 1979 trên thị trường Niu Oóc. Trong khi...
![]() Hoạt động xuất khẩu ca-cao tại cảng A-li-giang được khôi phục trở lại. Ảnh AFP |
Cốt Đi-voa là nước sản xuất ca-cao lớn nhất thế giới, với sản lượng hơn 1,5 triệu tấn/năm, cung cấp hơn một phần ba lượng ca-cao tiêu thụ toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này mang về nguồn ngoại tệ lớn cho Cốt Đi-voa, chiếm 40% tổng thu nhập từ xuất khẩu của quốc gia Tây Phi này.
Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài hơn năm tháng ở Cốt Đi-voa đã khiến khoảng 30 nghìn người rời bỏ quê hương sang các nước láng giềng lánh nạn, buộc nông dân phải bỏ ruộng vườn. Hoạt động sản xuất ca-cao bị gián đoạn, nhất là kể từ tháng 1-2011, khi ông Oa-ta-ra, người được quốc tế công nhận giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống Cốt Đi-voa, ra lệnh cấm xuất khẩu ca-cao, gây thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp quan trọng của nước này. Lệnh cấm vận của châu Âu đối với quốc gia sản xuất ca-cao lớn nhất thế giới đã đẩy giá ca-cao lên mức cao nhất kể từ năm 1979 trên thị trường Niu Oóc. Trong khi đó, ở thời điểm xảy ra khủng hoảng, hệ thống ngân hàng sụp đổ, những người mua không có tiền trả cho nông dân. Thêm vào đó, thời tiết không thuận lợi và sâu bệnh đã tàn phá nhiều cánh đồng ca-cao ở Cốt Đi-voa. Dự báo, năm nay sản lượng ca-cao của nước này giảm mạnh, chỉ còn khoảng một triệu tấn. Mặc dù hai thập kỷ gần đây, diện tích canh tác của quốc gia sản xuất ca-cao lớn nhất thế giới này đã tăng gấp năm lần, nhưng sản lượng chỉ tăng gấp hai lần do thời tiết xấu, phương thức trồng trọt lạc hậu, thiếu trang thiết bị sản xuất, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này giảm mạnh.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đang xem xét nối lại viện trợ cho Cốt Đi-voa với khoản cho vay ban đầu 130 triệu USD tháng 7 tới. Năm 2009, IMF đã phê chuẩn khoản cho vay giảm nghèo trị giá 565,7 triệu USD. Tuy nhiên, tranh chấp và xung đột xảy ra sau cuộc bầu cử tổng thống tháng 11-2010 ở Cốt Đi-voa, khiến nước này rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị với sự tranh giành quyền lực giữa hai tổng thống, IMF đã ngừng viện trợ. Tại Hội nghị G8 ở Đô-vin (Pháp), Tổng thống Cốt Đi-voa A.Oa-ta-ra, người nhậm chức ngày 21-5 vừa qua, cho biết nước này cần khoảng 28 tỷ USD để tái thiết đất nước.
Chính phủ mới của Tổng thống Oa-ta-ra phải đối mặt hàng loạt thách thức, nhất là phục hồi nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi gần sáu tháng xung đột. Cú sốc khủng hoảng hậu bầu cử từ cuối năm ngoái đã làm tê liệt nền kinh tế của đất nước sản xuất ca-cao hàng đầu thế giới. Khu vực kinh tế tư nhân đang chờ đợi các biện pháp của chính phủ để hỗ trợ họ khởi động lại guồng máy sản xuất, nhất là miễn giảm thuế và phí. Việc khôi phục niềm tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng là nhiệm vụ thiết yếu của Chính phủ mới Cốt Đi-voa, nhằm kéo lại những hợp đồng với các công ty lớn vốn làm ăn phát đạt dưới thời cựu Tổng thống L.Gơ-ba-gbô.
Theo Nhandan

Ý kiến ()