LSO-Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành chức năng và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Cao Lộc đã không ngừng nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, gắn phát triển KT-XH với đảm bảo quốc phòng an ninh và đạt được những kết quả phấn khởi. Sản xuất đồ gốm tại Công ty gốm sứ Hưng ThịnhTừ năm 2005 đến nay, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện đạt 11,5%. Sản xuất nông lâm nghiệp được chú trọng. Bà Hoàng Thị Chất, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tăng trưởng bình quân hàng năm là 3,5%. Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm cơ bản đạt chỉ tiêu. Công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được phổ biến rộng khắp. Bình quân lương thực đầu người vùng nông thôn dao động trên...
LSO-Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành chức năng và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Cao Lộc đã không ngừng nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, gắn phát triển KT-XH với đảm bảo quốc phòng an ninh và đạt được những kết quả phấn khởi.
Sản xuất đồ gốm tại Công ty gốm sứ Hưng Thịnh
Từ năm 2005 đến nay, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện đạt 11,5%. Sản xuất nông lâm nghiệp được chú trọng. Bà Hoàng Thị Chất, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tăng trưởng bình quân hàng năm là 3,5%. Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm cơ bản đạt chỉ tiêu. Công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được phổ biến rộng khắp. Bình quân lương thực đầu người vùng nông thôn dao động trên dưới 400kg thóc/người/năm, đảm bảo về an ninh lương thực. Bên cạnh việc triển khai đồng bộ các dự án trồng rừng Việt Đức, rừng phòng hộ 661, rừng nguyên liệu giấy, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của rừng, nhiều năm qua, bà con nông dân còn tự đầu tư trồng rừng nên đạt được kết quả khá. Tổng diện tích rừng hiện có trên địa bàn là gần 44.000 ha, độ che phủ đạt 50,2%. Lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã có chuyển biến tích cực cả về số lượng, chất lượng sản phẩm, bước đầu hình thành các khu vực tập trung về sản xuất công nghiệp. Công nghiệp vật liệu xây dựng tại thị trấn Cao Lộc, các xã: Hợp Thành, Hồng Phong, Nhà máy xi măng Hồng Phong… đang hoạt động hiệu quả. Trong năm 2011, huyện đã trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập cụm công nghiệp Hợp Thành. Công nghiệp chế biến nông lâm sản, chế biến thực phẩm phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt là chế biến rượu thủ công gắn với phát triển chăn nuôi tại các xã Công Sơn, Mẫu Sơn, Xuất Lễ, Cao Lâu, Hải Yến. Tuy nhiên, các cơ sở công nghiệp của huyện vẫn còn phân tán, quy mô nhỏ, sản lượng chưa ổn định, sức cạnh tranh chưa cao, thiếu bền vững. Hoạt động thương mại, dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực, theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống. Thị trường mua bán hàng hóa sôi động, mặt hàng phong phú, đa dạng. Không chỉ KT-XH có sự phát triển tương đối toàn diện, hệ thống kết cấu hạ tầng điện, đường, thủy lợi… của huyện cũng được quan tâm bổ sung, tăng cường như các dự án thuộc Chương trình 120,135, chương trình phát triển khu kinh tế cửa khẩu… góp phần làm cho diện mạo thành thị và nông có bước chuyển biến quan trọng. Thu ngân sách trên địa bàn đạt khá, tăng đều qua các năm, năm 2005 thu được 17.686 triệu đồng, năm 2011 thu được 55 tỷ đồng, đạt 101,7% dự toán, tăng 29% so với cùng kỳ. Lĩnh vực văn hóa, xã hội có những chuyển biến tiến bộ, các ngành học, bậc học tiếp tục phát triển. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng, thông tin – tuyên truyền và thể dục thể thao ngày càng phát triển.
Cùng với sự quan tâm phát triển KT-XH, công tác quốc phòng – an ninh được huyện đặc biệt quan tâm. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đồng thời, chăm lo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên. Duy trì thường xuyên công tác huấn luyện, thực hiện diễn tập khu vực phòng thủ và diễn tập chiến đấu trị an đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh, phong trào tự quản ở cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới được thực hiện tốt. Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn ổn định, chủ quyền biên giới quốc gia được giữa vững, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho KT-XH phát triển.
Đức Anh
Ý kiến ()