Căng thẳng giữa Ác-hen-ti-na và Anh về quần đảo tranh chấp
* Tàu Trung Quốc thâm nhập quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Theo Tân Hoa xã, ngày 7-1, Bộ Ngoại giao Ác-hen-ti-na ra thông cáo yêu cầu Anh chấp nhận các nghị quyết của LHQ để giải quyết hòa bình tranh chấp quần đảo Man-vi-nát (Anh gọi là Phoóc-len), đồng thời phản đối tuyên bố của Thủ tướng Anh Đ.Ca-mê-rôn cho rằng, với Anh, việc có máy bay chiến đấu và quân đội đồn trú tại quần đảo này là cần thiết và Anh sẵn sàng giao chiến để giữ quần đảo.Bộ Ngoại giao Ác-hen-ti-na khẳng định, tuyên bố của Thủ tướng Anh chứng tỏ việc Anh đã quân sự hóa khu vực Nam Đại Tây Dương và có thể triển khai vũ khí hạt nhân tại khu vực này như Ác-hen-ti-na từng tố cáo tại LHQ. Trước đó Anh đã bác bỏ đề xuất đàm phán của Ác-hen-ti-na và khẳng định người dân tại Phoóc-len/Man-vi-nát sẽ có cơ hội quyết định tương lai chính trị của quần đảo trong cuộc trưng cầu ý dân vào tháng 3 tới.* Theo NHK, cùng ngày, cơ quan cảnh sát biển Nhật Bản cho biết, lần đầu trong năm 2013 bốn tàu...
* Tàu Trung Quốc thâm nhập quần đảo tranh chấp với Nhật Bản
Theo Tân Hoa xã, ngày 7-1, Bộ Ngoại giao Ác-hen-ti-na ra thông cáo yêu cầu Anh chấp nhận các nghị quyết của LHQ để giải quyết hòa bình tranh chấp quần đảo Man-vi-nát (Anh gọi là Phoóc-len), đồng thời phản đối tuyên bố của Thủ tướng Anh Đ.Ca-mê-rôn cho rằng, với Anh, việc có máy bay chiến đấu và quân đội đồn trú tại quần đảo này là cần thiết và Anh sẵn sàng giao chiến để giữ quần đảo.
Bộ Ngoại giao Ác-hen-ti-na khẳng định, tuyên bố của Thủ tướng Anh chứng tỏ việc Anh đã quân sự hóa khu vực Nam Đại Tây Dương và có thể triển khai vũ khí hạt nhân tại khu vực này như Ác-hen-ti-na từng tố cáo tại LHQ. Trước đó Anh đã bác bỏ đề xuất đàm phán của Ác-hen-ti-na và khẳng định người dân tại Phoóc-len/Man-vi-nát sẽ có cơ hội quyết định tương lai chính trị của quần đảo trong cuộc trưng cầu ý dân vào tháng 3 tới.
* Theo NHK, cùng ngày, cơ quan cảnh sát biển Nhật Bản cho biết, lần đầu trong năm 2013 bốn tàu khảo sát biển của Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển ngoài khơi một trong những đảo thuộc quần đảo tranh chấp giữa hai nước mà Tô-ki-ô gọi là Xên-ca-cư, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Ngay sau đó, lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản đã cảnh báo và yêu cầu bốn chiếc tàu này rời vùng biển tranh chấp ngay lập tức.
Theo Nhandan

Ý kiến ()