Bangkok (Thái Lan) sơ tán người dân để tránh lũ
Ngày 19/10, sau thông báo 7 quận của thủ đô Bangkok “báo động đỏ”. Thị trưởng Bangkok đã chỉ đạo sơ tán tránh lũ cho hàng trăm hộ gia đình ven đô. 7 quận của Bangkok có nguy cơ bị ngập nước, trong đó có: Saimai, Khlongsamwa, Nongjok, Min Buri, Lad Krabang và Kanayao. Thị trưởng Bangkok, ông Sukhumbhand Paribatra chỉ đạo sơ tán 200 hộ dân sống ở quận Saimai tránh lũ. Bao cát ngăn nước đã được gia cố tại một số địa điểm của trung tâm thủ đô Bangkok (Ảnh: Reuters)Ông Sukhumbhand cho biết, một khối lượng nước lớn 1,2 tỷ m3 chảy từ thượng nguồn sẽ đổ về khu Thung Rangsit. Trong khi đó, khu này chỉ có thể chịu được 400 triệu m3. Lượng nước còn lại sẽ đe dọa bờ bao ngăn nước phía đông Thủ đô. Theo ông Sukhumbhand, khoảng đêm 20/10 khối nước lớn đó sẽ chảy vào khu vực Tượng đài Chiến thắng - Trung tâm giao thông của thủ đô. Trong khi đó, cố vấn kỹ sư trưởng Cục Thủy lợi Thái Lan, ông Shuchati Chuiklom cũng có cùng ý kiến rằng một số con kênh của Bangkok có...
Ngày 19/10, sau thông báo 7 quận của thủ đô Bangkok “báo động đỏ”. Thị trưởng Bangkok đã chỉ đạo sơ tán tránh lũ cho hàng trăm hộ gia đình ven đô.
7 quận của Bangkok có nguy cơ bị ngập nước, trong đó có: Saimai, Khlongsamwa, Nongjok, Min Buri, Lad Krabang và Kanayao. Thị trưởng Bangkok, ông Sukhumbhand Paribatra chỉ đạo sơ tán 200 hộ dân sống ở quận Saimai tránh lũ.
![]() |
Bao cát ngăn nước đã được gia cố tại một số địa điểm của trung tâm |
Ông Sukhumbhand cho biết, một khối lượng nước lớn 1,2 tỷ m3 chảy từ thượng nguồn sẽ đổ về khu Thung Rangsit. Trong khi đó, khu này chỉ có thể chịu được 400 triệu m3. Lượng nước còn lại sẽ đe dọa bờ bao ngăn nước phía đông Thủ đô.
Theo ông Sukhumbhand, khoảng đêm 20/10 khối nước lớn đó sẽ chảy vào khu vực Tượng đài Chiến thắng – Trung tâm giao thông của thủ đô.
Trong khi đó, cố vấn kỹ sư trưởng Cục Thủy lợi Thái Lan, ông Shuchati Chuiklom cũng có cùng ý kiến rằng một số con kênh của Bangkok có khả năng không thể chịu nổi. Vì vậy, Bangkok có khoảng 3 – 4 ngày chuẩn bị đối phó với lượng nước lớn tràn vào.
Ông Shuchati dự báo, khu vực bên ngoài bờ bao sẽ bị ngập khoảng 1,5m. Còn khu vực bên trong ngập khoảng 50cm. Cũng theo ông Shuchati nếu Bangkok bị ngập phải mất hơn 2 tháng sau lượng nước này mới rút hết.
Chính quyền Bangkok đã gia cố bao cát thành ba lớp đoạn đê bao dài 6km dọc kênh Hocva, nâng độ cao đê lên thành 3,5 m so với mực nước biển, chuẩn bị 156 địa điểm tiếp nhận người sơ tán tránh lũ.
Người dân Bangkok chuẩn bị đối phó với ngập lụt. Bà Som- Một người dân Bangkok cho biết, nhiều ngày nay bà đi mua đồ ăn khô chuẩn bị đối phó với dòng nước lũ có thể vào Bangkok bất cứ lúc nào.
Bà Som cũng mong Bangkok bị ngập ít nhất và nước sẽ rút nhanh. Bà và người dân Bangkok đang chờ xem Chính phủ sẽ giải quyết như thế nào với những người dân bị lũ lụt.
Trận đại hồng thủy lịch sử trong vòng 50 năm qua mà Thái Lan đang gặp phải làm ít nhất 300 người chết, 6 khu công nghiệp với nhiều nhà máy của các công ty lớn trên thế giới phải đóng cửa. Thiệt hại của các khu công nghiệp này ước tính trên 200 tỷ Baht (trên 6 tỷ USD). Thiệt hại về nông nghiệp chưa thống kê hết. Giá hàng hóa rau quả tăng 20% .
Theo Tổng Thư ký Cơ quan Kinh tế Nông nghiệp Thái Lan, ông Apichati Jongsakul, diện tích trồng rau quả miền trung Thái Lan bị thiệt hại nặng nề. Thị trường sẽ khan hiếm rau quả trong nhiều tháng. Ông Apichati khuyến cáo người dân nên chuyển sang sử dụng các loại rau quả khác thay thế những loại thường dùng vì còn nhiều vùng không bị ngập lụt sẽ cung cấp các loại rau quả.
Ngày 19/10, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã bảy tỏ quan ngại về đợt khủng hoảng lũ lụt kéo dài 3 tháng qua ở nước này, đồng thời kêu gọi sự đoàn kết và ủng hộ của giới truyền thông trong nước nhằm chung tay đối phó với tình trạng mưa lũ.
Phát biểu với báo giới, bà Yingluck Shinawatra nói rằng, Chính phủ của bà đang làm tất cả những gì có thể để đối phó với những tác động và hậu quả của mưa lũ. Tuy nhiên, đợt lũ lụt này thực sự là một cuộc khủng hoảng quốc gia đối với Thái Lan.
Toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Nhật Bản tại Thái Lan đã phải tạm ngừng sản xuất do tình trạng lũ lụt. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mới chỉ có hai nhà máy của Honda và Isudu bị ngập. Các nhà máy còn lại hầu hết đều ngưng sản xuất do khu vực xung quanh nhà máy có nguy cơ ngập lụt hoặc thiếu nguồn cung linh kiện lắp ráp.
Các công ty như: Mitsubishi, Toyota, Hino, Mazda… đều lên kế hoạch nối lại sản xuất trong 2 ngày thứ 6 hoặc thứ 7 này. Trong khi đó, Công ty Nissan dừng sản xuất tới 9 ngày và sẽ hoạt động trở lại vào ngày 28/10./.
Quốc tế tiếp tục giúp đỡ Thái Lan. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan, ông Thani Thongpakdi, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục viện trợ hàng hóa thiết yếu cho Thái Lan lần thứ hai, trong đó gồm: 20 chiếc tàu thuyền, máy lọc nước, quần áo, lều trại và bao cát.
Thủ tướng Bahrain ủng hộ 2 triệu USD. Chính phủ Nhật tiếp tục viện trợ hàng thiết yếu trị giá 25 triệu Yên gồm: Nhà vệ sinh lưu động, động cơ tàu thuyền, áo phao, cùng với 2 đội khảo sát tình hình lũ lụt để xem xét trợ giúp tái thiết và đề phòng trong tương lai. Chính phủ Hàn Quốc ủng hộ 100.000 bao đựng cát. Chính phủ Singapore tiếp tục viện trợ lều trại và máy phát điện. Chính phủ Thụy Sỹ bày tỏ sẵn sàng giúp Thái Lan về tiền, nước sạch và lương thực thực phẩm, giúp trong lĩnh vực kỹ thuật như cải thiện đường giao thông sau lũ và quản lý tài sản nước.
Viện Công nghệ châu Á (AIT) đã cử chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nước và địa chất đến cùng làm việc với Chính phủ Thái Lan và trao tài liệu về lũ lụt ở Thái Lan.
Trước đó các nước Mỹ, Canada, Nhật… đã viện trợ tiền và hàng hóa thiết yếu giúp đỡ, trong đó Mỹ sẽ điều máy bay trực thăng sang Thái Lan giúp trong công tác tìm kiếm người bị nạn./.
Theo Dangcongsan.vn

Ý kiến ()